Wednesday 9 March 2011

NỐT RUỒI SON


NỐT RUỒI SON
Li Phi L


Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận! Người xưa đã có thể thốt ra được câu nói nầy là bởi vì chính họ đã từng trải qua nhiều thử thách để rút kinh nghiệm trong cuộc sống.


Tôi thường thắc mắc tự hỏi là có một tình yêu vong niên chăng? - tức là tuổi tác giửa nam và nữ chênh lệch nhau - Nếu có, phải chăng đó là một trường hợp ngoại lệ; hay là những người trong cuộc đều ít nhiều bất bình thường chăng?


Không hẳn như vậy!


Cho mãi đến gần đây (từ 1995), khi mà cuộc đời tỵ nạn được xem như đã ổn định nên chúng tôi có nhiều thì giờ rảnh rỗi hơn để giải trí như nghe nhạc, xem video, v.v.. Từ những sản phẩm văn nghệ nầy đã chứng minh cho tôi thấy rằng mọi trạng huống của tình yêu đều có thể xảy ra ở bất cứ thời gian và không gian nào. Trái lại, có nhiều và phũ phàng nữa là đằng khác!


Một sự thật mà tôi đã trực tiếp chứng kiến cảnh hai vợ chồng ông bà Phùng công Phước, cùng cư ngụ trong một thành phố với tôi. Cũng nên nói rõ hơn là may suýt nữa tôi đã lầm lẫn trong cách xưng hô vì tôi thấy một người phụ nữ còn rất trẻ đang có mặt trong gia đình nầy, tôi đinh ninh người đó là cháu nội hay cháu ngoại của ông Phước. Ông Phước nhận thấy cử chỉ ngỡ ngàng của tôi, nên không nỡ giấu diếm, nhất là đối với một người bạn tâm giao như tôi. Ông nói: "Sau khi bà nhà tôi qua đời, buồn vì đơn lẻ, tôi rời Los Angeles lên tạm trú tại nhà con trai của tôi ở Sacramento (California). Lúc đó cô nầy - ông chỉ người vợ hiện tại - còn đang đi học và thường hay tới nhà của con tôi để làm bài - homework - với mấy đứa cháu nội của tôi (Như vậy người đàn bà đó là bạn học của cháu nội ông Phước.) Bà ta là con của một gia đình người Hoa ở Hồng Kông, sang Mỹ theo diện Di Dân. Chúng tôi lấy nhau hơn năm năm nay và sinh được hai đứa con gái. Tôi nhìn theo hướng ông chỉ thì thấy hai đứa bé gái - trạc từ 3 đến 5 tuổi - đang ngồi xem TV ở phòng bên cạnh với mẹ của chúng. Lúc đó ông Phước đã 72 còn cô vợ thì mới 27 tuổi!


Hoàn cảnh của ông Phước trên đây không phải là hãn hữu! Trong một chuyến đi hội thảo chính trị (Ðại Việt Cách Mạng), tất cả thành viên phó hội được mời dùng bữa cơm tối tại nhà một cảm tình viên tại vùng Vịnh. Ðó là:Một ông cựu chủ tịch phòng thương mại của Thủ Ðô. Ông định cư tại khu sang trọng trong vùng Vịnh. Ông không chỉ có một bà vợ, mà nhiều hơn một bà! Các bà nầy đều xinh đẹp và ở vào lứa tuổi cháu nội cháu ngoại của ông ta. Nếu không vì lý do nào đó - như cha mẹ nghèo, nợ nần chồng chất, đem con gái dâng cho ông nầy để trừ nợ chẳng hạn và các cô nầy được hoàn toàn tự do, thì thế nào họ cũng lấy được người xứng đôi vừa lứa, hạnh phúc biết bao!Mỗi bà có một cơ sở thương mại để sinh sống và thần phục ông như một cung phi với hoàng thượng! Tôi không hiểu ông ta đã áp dụng những thủ đoạn hay ma thuật nào để qua mặt luật pháp của Mỹ trong tình trạng đa thê nầy!









Tuy nhiên, động cơ chính thúc đẩy tôi viết lại câu chuyện Nốt Ruồi Son (hay là Mối Tình Vong Niên) nầy là do bản nhạc Tình Yêu Màu Tím (*) của Song Ngọc mà cô Hoàng Lan hát trên video Thúy Nga Paris By Night số 43 (năm 1998)


Double click speaker to listen VioletLove.Tình Yêu Màu Tím



I . Kẻ ăn ốc, Người đổ vỏ



Một thời gian khá lâu sau khi di tản ra hải ngoại, chúng tôi, Phong và Thịnh, là hai người bạn rất thân. Những lúc tâm tư nặng trỉu, chúng tôi thường gặp nhau để trao đổi những oái oăm của cuộc đời, đôi khi vấn đề thật là nan giải. Ðiều làm cho Thịnh thắc mắc là việc anh Phước lấy một cô học sinh Tàu - bạn của cháu nội anh ta! Lúc ấy anh ta 67 còn cô kia 22 và sau 5 năm thì sinh hai đứa con gái!


Thịnh thắc mắc: Sao lại có thể có một cuộc tình duyên ngang trái, một mối tình vong niên trớ trêu như vậy! Anh Phước không phải là một người giàu có hay quyền thế. Anh ta chỉ là một người tỵ nạn trắng tay sau khi rời Chợ Lớn. Vậy động cơ và hoàn cảnh nào đưa đến cho họ như vậy?


Sao lại không! Phong đáp. Tuy là không mấy bình thường nhưng hiển nhiên những chuyện tương tự từng xảy ra trong bất cứ xã hội nào, không riêng gì cộng đồng của chúng ta.


Anh Phong kể:



1. Sau Hiệp Ðịnh Paris, tôi trở về Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn. Tướng NQT chỉ định tôi tạm thời giử chứ vụ Phụ Tá Lãnh Thổ Quân Khu, dưới quyền của thiếu tướng HvL. Nhiệm vụ của tôi là để kiểm tra, chấn chỉnh lực lượng Ðịa Phương Quân (ÐPQ) và Nghĩa Quân (NQ) của các tiểu khu, đặc khu hay biệt khu trực thuộc.


Khách quan mà nhận xét, khi chúng ta đi sâu vào chi tiết thì mới thấy rằng lực lượng diện địa nầy là một tổ chức lỏng lẻo, ô hợp và thiếu lãnh đạo chỉ huy. Do đo,ù hiệu năng bảo vệ lãnh thổ của những đơn vị nầy chưa bao giờ đạt đến mức trung bình. Ðiều nầy cho thấy tổ chức và phân quyền rất là phi lý. Tiểu khu phó, chịu trách nhiệm xử dụng lực lượng nầy nhưng quyền hành thì nằm trong tay của Tỉnh/Tiểu Khu Trưởng. Do đó trách nhiệm và quyền lợi mất thăng bằng. Hay nói một cách khác theo lối dân gian là kẻ ăn ốc người đổ vỏ!


Tôi đã ghi chép tất cả những ưu và khuyết điểm của các đơn vị trong những lần tôi đến thăm viếng, tiếp xúc với các cấp chỉ huy và binh sĩ ÐPQ/NQ và làm một phúc trình lên tư lệnh quân khu với đề nghị để trung ương khẩn cấp cải tổ lực lượng nầy trước khi quá trể. Sau khi đọc xong bản phúc trình của tôi, tướng HvL nói với tôi là mọi người đã biết sự việc như vậy nhưng không một ai dám nêu lên vấn đề vì sợ "bức dây động rừng" và khuyên tôi nên rút lại bản phúc trình đó để tránh những hậu quả về sau. Tôi ngần ngừ giả vờ như chưa hiểu câu nói của ông ấy, ông bèn bồi thêm: Không ai muốn gây nên sự đụng chạm vì lẽ họ không thể nào luôn luôn thủ thế được. Một khi quyền lợi của một nhóm nào đó bị đụng chạm thì dĩ nhiên họ phải triệt hạ mầm móng nào đã gây ra việc đó. Tôi biết đây là một lời đe dọa tôi! Ông ấy không nghĩ ra là tôi làm có chủ đích vì một khi tướng NQT biết được sự thật thì ông ta phải có thái độ và với tính tình trầm lặng khép kín thì ai biết được là sự thật phủ phàng đó do đâu mà ra. Như vậy là dù chúng ta đã biết ung nhọt đó tác hại cơ thể nhưng chúng ta vẫn cứ để nó hoành hành. Một ngày kia, tác hại đó sẽ lang rộng đến những tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể thì dù cho chúng ta có thần dược đi nữa cũng không thể nào cứu kịp! Lúc đó, thuyền chìm, không những chỉ có - nhóm nào đó - chết đắm như thiếu tướng nói mà những người vô can khác cũng sẽ chết theo một cách oan uổng!


Tôi không rút phúc trình lại theo lời tướng HvL khuyên. Tôi nói với ông ấy rằng: Cứ thử một phen xem sao! Lúc đó, tiếng pháo do tướng NQT châm ngòi thì hậu quả của sự việc sẽ khác. Tôi nghĩ là với huyền thoại gán cho ông ấy là người hùng và trong sạch thì ông ấy phải có phản ứng tích cực.


Tướng HvL không để cho văn phòng của ông chuyển Bản Phúc Trình của tôi theo hệ thống đệ trình công văn như thường lệ vì ông ấy sợ nhân viên ở đó đọc. Ông tự tay cầm hồ sơ nầy đi qua gặp tướng NQT. Theo tướng HvL nói lại với tôi thì tướng NQT rất bình tỉnh, không xao xuyến khi đọc xong bản phúc trình. Ông xếp nó vào cặp riêng để mang về nhà đọc lại.



2. Hai ngày sau, chánh văn phòng của tướng NQT điện thoại mời tôi qua để gặp ông. Lần diện kiến nầy, tướng NQT không đá động gì đến Phiếu Trình về Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân của tôi trước đây. Ông ấy cho tôi biết là trong thời gian qua, ông muốn giao cho tôi một chức vụ quan trọng nhưng vì một lẽ riêng, ông còn lưởng lự chưa đi đến quyết định. Nay một nhu cầu khác, khẩn cấp đòi hỏi ông phải giải quyết. Ðể giúp ông thêm cương nghị, ông châm điếu thuốc “ba số 5”, ngã người về phía sau, rít một hơi, nhả khói lên trần nhà, ông điềm đạm nói: Sư Ðoàn X đang gặp khó khăn, không những trên chiến trường mà ngay tại Hậu Phương mà chính yếu tố sau nầy nó sẽ tác hại tinh thần quân sĩ không ít! Có vẽ thích thú của ông chưa được thỏa mãn, Ông ngừng giây lát, uống thêm một ngụm nước trà rồi rít thêm một hơi dài thuốc lá. Ông nheo mày và có vẽ suy tư nhiều để lựa lời thích hợp nhằm thuyết phục tôi chăng!?.......


Theo tôi được biết, SÐ. X đang gặp sự chống đối của quân và dân địa phương về vị tư lệnh mới của đại đơn vị nầy. Họ cho rằng, việc bổ nhiệm đó có tính cách vì quyền lợi cá nhân hơn là công ích. Với một đại đơn vị, đứng đầu sóng ngọn gió, gánh phần lớn trách nhiệm bảo vệ Miền Nam, lại trao cho một người, từ lúc xuất thân Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức, chưa hề thụ huấn thêm một khóa học căn bản quân sự nào tương ứng với cấp bậc, trong khi đó có những sĩ quan khác, có đầy đủ uy tín và khả năng cao lại bị dìm! Ðó là một sự bất công và phung phí nhân tài của Ðất Nước. Họ nói rằng: Tướng NQT đề bạt đại tá NVÐ vào chức vụ Tư Lệnh SÐ. X là để đền ơn ông nầy đã hết lòng giúp ông hoàn thành nhiệm vụ do tướng NCKỳ, chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương giao cho. Ðó là ổn định vụ Phật tử tranh đấu ở Huế trong những năm 1965-66, khi ông còn là một đại tá từ Sư Ðoàn Dù ra đây.


Tướng NQT ôn tồn nói với tôi: Tôi quyết định đưa Ðại tá ra Sư Soàn X. để giử chức vụ Tư Lệnh Phó vì tôi biết là ngoài khả năng quân sự, đại tá còn có khả năng CTCT, khoa mà ngoài ấy đang cần, để ổn định tinh thần quân dân tại đó. Khi mọi việc đâu vào đó xong xuôi, đại tá sẽ về để lãnh nhiệm vụ mới quan trọng hơn.


Tôi biết là tướng NQT không phải dựa vào khoa CTCT của tôi mà vì ông ta biết tôi là Quân Ủy Ðại Việt Cách Mạng (ÐVCM) và được quân dân hai tỉnh Trị - Thiên quý mến, vì đa số, không gián tiếp thì cũng trực tiếp, liên hệ với ÐVCM. Ðây là một sự lợi dụng khả năng, ngoài quân sự!


Tôi nói: Thưa Trung tướng, vấn đề chính trị đối với dân thì đã có ông Tỉnh trưởng và Hội đồng tỉnh; còn đối với quân thì có Tham mưu phó CTCT và Tham mưu trưởng. Tôi là tư lệnh phó mà đi gánh vác công việc của hai vị đó thì họ sẽ nghĩ gì, và tôi phải làm sao để thi hành được chỉ thị của cấp trên?


Tướng NQT thấy khó đi xa hơn trong cuộc tiếp xúc nầy nên ông rút gọn: Tôi đã chỉ thị cho họ là phải tham khảo ý kiến với Ðại tá trước khi thi hành. Nói vậy thôi chớ tôi tin tưởng là Ðại tá (đ/t) vừa thông minh vừa tế nhị, sẽ giúp giải quyết mọi việc ổn thỏa và hiệu quả hơn.


Tôi nghĩ là có nói gì thêm cũng vô ích nên tôi chào tướng NQT để lên đường.


Không phải đây là lần đầu tiên tôi tới Huế, nhưng tự nhiên không hiểu sao lần nầy, tôi cảm thấy quý mến thành phố nầy hơn trước. Lúc trực thăng bay qua thành phố, nhìn thấy những hình ảnh tan thương, những vành khăn sô, những mái tranh xiêu vẹo, những chiếc thuyền tả tơi trên sóng nước, những cảnh đổ nát xung quanh thành, kỳ đài Phú Vân Lâu, v.v. làm tôi chạnh lòng!


Tôi vào khách sạn Hương Giang, ăn bữa cơm chiều, uống một ly cognac cho ấm lòng. Tôi qua nhà anh Chữ (Bí thư Tỉnh/Thị của ÐVCM), cả nhà ngạc nhiên khi thấy tôi xuất hiện tại thành phố nầy trong một buổi chiều mưa ảm đạm! Tôi nói với mọi người có mặt (anh em trong ÐVCM cả): ngày nào mọi người trong chúng ta chịu nhìn vào sự thật, thì ngày đó Ðất Nước nầy mới vươn lên được. Tôi ra đây không phải vì quyền lợi của cá nhân tôi mà vì quyền lợi của những người đã có quyết định sai lầm! Họ kêu gọi tôi giúp. Tôi không ích kỷ, vì nếu có, cái hại nó sẽ đến với chúng ta nhiều và nhanh hơn.


Tôi trở lại khách sạn nghĩ qua đêm để hôm sau xuống Dạ Lê trình diện Sư Ðoàn.


Thế rồi, mọi sự tuần tự diễn tiến, có đầu có đuôi.


Phong thở ra một cách hối tiếc và tiếp tục kể:



II. Buổi Ban Ðầu



1. Tôi đến Dạ Lê lúc gần cuối tuần. Gặp dịp anh em sĩ quan của Quân Ðoàn Tiền Phương và Tỉnh/Thị tổ chức đấu giao hữu quần vợt và họ đã mời tôi tham dự. Tôi nhận lời ngay vì nghĩ rằng cuối tuần mà không về nhà, có mục nầy để tiêu khiển và cũng là dịp để làm quen với mọi người thì âu đó cũng là điều hay.


Ðúng hẹn, tôi mang túi dụng cụ thể thao (tôi có đem cái túi đó theo lúc di tản sang Mỹ để làm kỷ niệm của một thời...) ra trực thăng và trực chỉ Huế. Tôi nghĩ là chiều thứ bảy, mình đi chơi mà bắt phi hành đoàn ngồi trên trực thăng để chờ đợi mình thì bất công quá nên tôi cho trực thăng về. Tôi cho họ biết, lúc nào về, tôi sẽ tự lo liệu lấy. Nói xong tôi mang túi dụng cụ thể thao bách bộ tới sân quần vợt của Câu Lạc Bộ Thể Thao. Lúc gần đến nơi, tôi ngạc nhiên vì thấy có hai nữ cầu thủ đã tới đó trước tôi. Tôi thắc mắc là trước đây tôi không nghe ai nói về sự tham dự trận đấu thân hữu nầy của họ. Ðể tạo một không khí thân hữu, tôi tiến lại gần hai nữ cầu thủ nầy, trong khi họ đang nói cười vui vẽ với nhau. Tôi lên tiếng chào họ: Xin chào nhị vị cô nương.


-Không dám. Kính chào tiên sinh. ! Một cô chào lại.


(Tôi nghĩ bụng, họ là độc giả trung thành của Chưởng chăng!)


Xin lỗi! Các cô ở bên hành chánh hay quân đội?


Cô có tầm vóc cao hơn, người mảnh mai, trang điểm tự nhiên và có vẽ lanh lợi hơn, đáp:


-Thưa đại tá! Tôi là Kiều Oanh (KO.) Ty tài chánh Tỉnh/Thị. Còn đây....À! để tôi xin mạn phép thử trí nhớ của đ/t xem đ/t có còn nhớ là đã gặp hay ít ra đã có đối đáp đôi điều với cô bé nầy ở đâu và lúc nào không, hay là..... vì nhiều cô bé quá nên....


Tôi nghĩ, mới gặp nhau lần đầu mà đã hỏi khó nhau rồi! Các cô cứ muốn thử tài người khác - nhất là nam phái - để chơi trội với đồng hội đồng thuyền! Ðể mua thời gian suy nghĩ, tôi đáp: Cũng có thể lắm! Không trực tiếp thì cũng gián tiếp. Không thân, thì sơ, làm sao mà nhớ hết được nếu cô bé đó không có những đặc điểm nào để tạo thành kỷ niệm!


(Sau nầy tôi được biết Kiều Oanh gốc La Vang, Quảng Trị, định cư ở Sài Gòn, học trường Quốc Gia Hành Chánh, tốt nghiệp Phó Ðốc Sự và được bổ nhiệm về Tỉnh Thị nầy trước đây không lâu. Ðẹp thùy mị, nói giọng Nam. Tính tình hiền hòa và vui vẽ. Có lẽ chưa lập gia đình!).


Tôi lục nhanh trong trí nhớ và hướng về cô thứ hai: Tôi không ngờ là có thể gặp lại Quỳnh Hương (QH.) ở đây hôm nay! Hơn bốn năm rồi, phải không?


Cả hai cô đều có vẽ ngạc nhiên, nhưng KO. nhanh miệng nói: Ðại tá (Ð/t) về trường chỉ vài tiếng đồng hồ để thuyết trình cho rất đông Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ). Sau bốn năm năm gặp lại mà vẫn còn nhớ tên!


Tôi nói: Tôi cũng thầm phục trí nhớ của tôi, nhưng trước hết là nhờ ở đặc điểm táo bạo của câu hỏi trong thời buổi nhiểu nhương đó, làm tôi phải suy nghĩ là động cơ nào thúc đẩy QH. hỏi như vậy.


Cô SVSQ trong bộ quân phục ngày nào, nay đứng trước mặt tôi là một cầu thủ, đầy đủ phong độ, hiền hòa và vui vẽ chứ không khép nép vì kỷ luật của quân trường như trước đây.


Quay sang QH., tôi hỏi: Bây giờ cô đang phục vụ ở đơn vị nào?


Cây nhà lá vườn của đại tá đó à nghen. KO. chen vô.


Thiệt vậy à? Sao tôi không biết? Tôi hỏi lại.


Dạ, tôi làm việc tại Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực của Sư Ðoàn (TTPH/HL) QH. đáp.


Tệ quá! Trong một khu vườn, chỉ có một đóa hoa biết nói duy nhất mà không thấy thì đáng trách thật! Tuy nhiên, tôi ước mong sơ sót nầy cũng sẽ được châm chước bỡi chân ướt chân ráo, mới tới đơn vị, không ai có thể nhất thời mà biết người biết việc hết được. May sao, hôm nay, tôi có cơ hội được biết và làm quen thêm với hai cô, mà là hai cầu thủ sẽ có cơ hội tranh tài sau nầy!


Lúc nãy, QH. có nói với tôi là đ/tù sẽ đến tham dự trận đấu quần vợt chiều nay. Nên bọn nầy bàn với nhau để thử tài nhớ dai của đại tá tới đâu, về một cô bé SVSQ đã đặt câu hỏi tham mưu lúc đại tá về trường để thuyết trình cho khóa của cô ta, vì từ hôm đại tá về sư đoàn, hai người chưa có dịp gặp lại nhau.


Cầu thủ lần lượt đến sân. Câu chuyện xã giao, tay bắt mặt mừng giửa những cầu thủ bên hành chánh và bên quân đội.


Trung Tướng LQTh. bảo Ðại tá LkL: Anh thành lập đội để chúng ta bắt đầu.


Trận giao hữu thật hào hứng và lúc ra về, ai nấy tuy mệt nhoài nhưng tất cả đều hân hoan vì được một buổi chiều cuối tuần đầy ý nghĩa.



2. Sáng Thứ Hai, sau buổi thuyết trình hằng tuần, Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn chỉ thị:


Thể theo nhu cầu, và cũng là để giúp cho Ðại tá Tư Lệnh Phó (Ðt/TLP) nắm vững được tình hình nhanh chóng, một buổi họp những sĩ quan của Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật và Phối Hợp Hỏa Lực (TTPH/HL) để mọi người lần lượt trình bày tổng quát phần vụ của mình và đề nghị để chấn chỉnh, nếu xét thấy cần.


Các sĩ quan của Bộ Tham Mưu, một số đã biết tôi (hoặc là khóa sinh hoặc sinh viên sĩ quan trước kia do tôi dạy). Nhờ vậy mà trên gương mặt của họ không tỏ ra lo âu hay e ngại với một cấp chỉ huy mới tới đơn vị.


Ðến lượt QH., nàng tới trước mặt tôi, chào và xưng danh. Nếu tôi không lầm thì QH tình nguyện phục vụ tại Phân Khu Trị Thiên, ắc là QH. có một tâm nguyện. Vậy QH. đã đạt được nguyện vọng phần nào chưa? Tôi chăm chú lắng nghe. Nàng tỏ vẻ ngạc nhiên, nhoẻn miệng cười chúm chím, không trả lời....Nhờ gặp nàng tại sân quần vợt hôm thứ bảy tuần trước nên tôi cố moi trong ký ức thì nhớ lại người nữ sinh viên sĩ quan đã đặt câu hỏi với tôi khi tôi về đó thuyết trình về Chỉ Huy và Tham Mưu.


..........


Năm 1969, Sau khi được vinh thăng Ðặc Cách Mặt Trận Ðại Tá và được ân thưởng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương, tôi được Bộ Quốc Phòng tưởng lạo một chuyến du hành quan sát tại một quốc gia bạn cùng với sáu Ðại tá xuất sắc nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Trong đó có ông Hoàng Cơ Minh). Sau chuyến du hành về, tôi được Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu thông báo là sáu tuần sau đó sẽ về trường Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) để thuyết trình đề tài Chỉ Huy và Tham Mưu và đề nghị một vai trò mới cho Sĩ quan Nữ Quân Nhân.


Ðúng hẹn, Tổng cục Tiếp Vận cấp cho tôi và đoàn tùy tùng một chiếc C.130 để đi và về lại trong ngày. Vì nhu cầu chiến trường, tôi không thể vắng mặt tại đơn vị lâu được. Tôi mang theo tất cả dụng cụ và tài liệu để thuyết trình và một sĩ quan để giúp sắp xếp tất cả biểu đồ, phóng ảnh (slide projector) và hệ thống âm thanh. (tối tân nhất của QLVNCH lúc bấy giờ do Mỹ cung cấp cho tôi để dành thuyết trình cho các phái đoàn Mỹ đến thăm).


Thủ tục nghi lễ quân cách xong, tôi hỏi cả lớp: Lúc nãy, Các cô có thấy mặt mày của tôi xanh như tàu lá không? Họ ngơ ngác, không ai hiểu ý tôi muốn nói gì! Tôi cười. Tôi đùa với quý vị một chút cho vui vậy thôi (khoa sư phạm). Mỗi mình tôi là nam phái mà lạc vô một cung đình của nữ giới như thế nầy thì không khớp sao được! Bây giờ thì tôi thực sự thông cảm với các cô, thân gái dặm trường - dù là gái đã được trang bị một tinh thần dũng sĩ - nhưng khi chân ước chân ráo, đáo nhậm đơn vị mới, có khi là không thấy một bóng dáng giai nhân nào! Thử hỏi tâm trạng của các cô lúc ấy ra sao? Tuy nhiên, tôi nghĩ là Ðại Tá Chỉ huy trưởng và quý vị trong Ban Giảng Huấn của trường thế nào cũng thông suốt được điều đó nên dành một số giờ trong chương trình Tâm Lý Chiến để giúp các cô tự trấn an khi đến đơn vị mới, và cách hay nhất để gây cảm tình - tôi xin nhấn mạnh - là cảm tình đồng đội với nhau chớ không phải là tình cảm của lứa đôi đâu đấy nhé!


Cả lớp cùng cười.


Khi phần thuyết trình về tham mưu chấm dứt, tôi dành 15 phút để giải đáp thắc mắc. Một SVSQ dơ tay. Nàng chào và xưng danh: SVSQ. Quỳnh Hương (QH) xin đặt câu hỏi:


- Thưa Ðại Tá, Trong xã hội hiện tại của chúng ta, danh từ tham mưu bị xuyên tạc và gán cho một tội danh với đầy ác ý, không mấy tốt đẹp, đó là mưu tìm mánh khóe để giúp cho cấp chỉ huy của họ tham nhủng? Vậy danh chánh ngôn thuận thì nguyên lý định nghĩa của tham mưu là gì và đại tá nghĩ sao về tiếng đồn đó?


Tôi khen: Cảm ơn cô đã đặt câu hỏi với phân tách từ Hán tự qua tiếng Việt và lặp lại tiếng nói của dân gian! Với tư cách là một SVSQ mà đã biết đặt vấn đề một cách thẳng thắng và chính xác như vậy thì tôi hy vọng rằng sau nầy, cô sẽ có cơ hội để nói lên những sai trái để đối tượng kịp thời chấn chỉnh, tránh được đại họa. "Không có lửa thì làm sao có khói!" Tuy nhiên "Mía sâu có đốt, Nhà dột có nơi". Vì vậy trong câu hỏi của cô, tự nó đã tiềm ẩn phần nào câu trả lời. Tôi ước mong quý vị hãy tạm đồng ý với tôi như vậy đi! Chế độ nào cũng đưa ra một chiêu bài rất hấp dẫn, nhưng thực thi được hay không, đó là một chuyện khác. Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, ai ai cũng cho rằng với tài lãnh đạo anh minh của Tổng Thống Ngô đình Diệm, guồng máy Công Quyền và Quân Ðội sẽ hết lòng phục vụ Ðất Nước! Nhưng phát súng lệnh đêm 1-11-1963 của Lực Lượng Cách Mạng đã lật đổ nhà Ngô, một triều đại mà toàn thể Miền Nam Việt Nam suy tôn những ngày trước đó, đã làm cho Quân và Dân bàn hoàn! Phe đảo chánh cho rằng hành động đó của Quân Ðội được mệnh danh là Cách Mạng. Hay nói một cách nôm na là thay cái cũ tệ hại bằng cái mới tốt đẹp hơn. Sự thật ra sao, xin để cho lịch sử phán xét. Thật là khôi hài! Tôi đã bị họ bắt giam vì họ cho rằng tôi là đảng viên cần lao, thân tín của Ngô triều nên được ông cố vấn Ngô Ðình Nhu tin dùng, nhưng mỉa mai thay, chính người ra lệnh bắt giam tôi lại là người tuyên dương công trạng cho tôi sau nầy. Tôi tiếp: Bất cứ ngôn ngữ nào cũng có những từ đồng âm mà dị nghĩa. Trong văn chương, thi phú Việt Nam, điều nầy có thể nói là rất phong phú! Thơ của bà Ðoàn thị Ðiểm, thơ của cụ Nguyễn công Trứ v.v..mà chúng ta đã từng học qua ở các lớp Trung Học đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, đề tài thuyết trình của tôi hôm nay, với nhận thức chính đáng của danh từ, tôi không được phép lạm bàn qua lãnh vực khác. Vậy tham mưu là gì? Là Tham vấn + mưu lược. Công tác tham mưu là phải tôn trọng những thuận và nghịch lý mà xã hội đương thời công nhận. Sĩ quan tham mưu vừa là tư-vấn-viên vừa là mưu sĩ (kế-hoạch-gia), và là một phần bộ óc của vị chỉ huy. Sĩ quan tham mưu luôn luôn tôn trọng nguyên tắc vì nguyên tắc được ví như đường sắt xe lửa. Sai nguyên tắc là: trật đường rầy. Quý vị cũng thừa biết hậu quả của xe lửa trật đường rầy như thế nào rồi! Chỉ có tham mưu trưởng mới có đủ thẩm quyền sửa đổi giải pháp của sỉ quan tham mưu đã đưa ra, rồi đề nghị một giải pháp khác mà ông ấy cho rằng dung hòa và hợp lý, rồi đệ trình lên vị Tư Lệnh để quyết định. Vậy mọi hậu quả nếu có, thì sẽ do cấp chỉ huy và tham mưu trưởng chịu trách nhiệm chớ không thể quy trách cho sĩ quan tham mưu. Là một sĩ quan tham mưu có căn bản và kinh nghiệm, sẽ góp phần đắc lực cho đại cuộc. Tôi đùa: Ý tôi muốn nói đây không phải là chuyện đảo chánh hay chỉnh lý đâu nghen! (Cả hội trường đều cười rộ lên) Tuy nhiên, không hẳn là tất cả cấp chỉ huy trong quân đội của chúng ta đều là những người đã lần lượt thụ huấn các lớp chỉ huy và tham mưu tương ứng với cấp bậc và chức vụ của họ. Nhưng ở đời, trong cái dở nó cũng có cái hay. Cấp chỉ huy loại đó họ rất nhạy cảm. Lùi một bước để tiến lên hai bước. Khôn khéo của sĩ quan tham mưu là biết ứng phó đúng lúc để làm tròn nhiệm vụ. Trung tướng NgChTh. là người rất nóng tính nhưng cũng rất trực tính. Ông can đảm, xông pha trận mạc nhiều và thắng nhiều trận - nhưng ít ai bàn luận về cái giá mà quân ta phải trả về nhân mạng và quân dụng cho chiến thắng đó! Vì lòng tự hào, ít khi ông ấy chịu tin và nghe liền đề nghị của sĩ quan tham mưu để giải quyết công việc. Nhưng rồi vài phút sau, ông lại thay đổi ý kiến. Tôi làm trưởng phòng ba cho Quân Ðoàn trong thời gian ngắn, nhưng phải đối phó với cá tính và bản chất khác nhau của bốn vị tư lệnh. Trung tướng NgChTh, Trung tướng NgHC, Trung tướng HuỳnhvC. và cuối cùng là Trung tướng HoàngXL., nhưng chỉ có vị sau cùng là đúng tiêu chuẩn! Như vậy, phương vị cấp chỉ huy chỉ đạt tỷ lệ có 25%, chứng minh sự thật mà tôi vừa trình bày trên đây. Nếu một cấp chỉ huy, từng đóng vai trò sĩ quan tham mưu thì ông ấy thừa biết chổ nào trên công văn để ký (hàng kế dưới KBC) mà sẽ không đòi hỏi sĩ quan tham mưu phần hành phải đánh dấu (v) trên công văn đó. Cũng có những cấp chỉ huy cầm viết phê đại lên bất cứ chổ nào trên công văn mặc dù trên phiếu trình công văn cũng có chổ dành cho việc đó!


Vậy vai trò làm tham vấn và mưu sĩ xem thế mà khó khăn và tế nhị biết là dường nào! Chẳng khác nào làm dâu cho một bà mẹ chồng mà chính bà cũng không biết là mình cũng có trách nhiệm với gia đình như cô dâu!



3. Cũng nhờ đọc hồ sơ danh bạ nên tôi biết là QH. từng là học viên của lớp Việt Mỹ nói và viết thông thạo tiếng Anh. Hôm sau, trước khi lên bục thuyết trình, cô ta lại chào tôi để đưa công điện mới nhận được về việc trung đoàn Y xin yểm trợ hỏa lực cho kế hoạch sắp tới. Tôi hỏi QH.: How are you doing?


Cô ta vui vẽ trả lời: Fine! Thanks. Nàng hỏi lại tôi tại sao Ð/t dùng tiếng Anh?


Tôi đang cần một sĩ quan nói và viết được tiếng Anh và có người mách cho tôi biết là QH. đã cùng học lớp Việt Mỹ với họ ở Sài gòn trước khi vào trường sĩ quan.


Nàng hỏi ai vậy?


Người đó yêu cầu được dấu tên vì sợ mang tiếng "mách lẻo." Tôi hỏi ý kiến QH.: Nếu tôi đề nghị lên tư lệnh để cô giử chức vụ Sĩ quan Phối hợp Hỏa lực Việt Mỹ (SQPHHL/VM), cô nghĩ sao? Tôi cũng xin nói trước là chức vụ nầy cô sẽ làm việc với Mỹ nhiều hơn là với Việt Nam.


Cấp trên biết khả năng của thuộc cấp thì mới cắt đặt công việc. Tuy nhiên, QH cần có sự hướng dẫn, vì phối hợp với Mỹ, thủ tục tham mưu của họ rườm rà và có thể có nhiều thứ mà mình chưa quen biết. Nàng đáp.


Tôi từ tốn: Sự quan tâm của cô là chính đáng. Vậy tôi sẽ điện thoại cho trung úy John Miller đến đây 2 giờ chiều hôm nay. Cả ba chúng ta sẽ thảo luận và tổ chức thành một bộ phận đặc biệt để cung ứng nhu cầu hỏa lực cho sư đoàn.


Tôi trình Tư Lệnh Sư Ðoàn ý định trên đây. Như nắng hạn gặp mưa, ông ta hoan nghênh và phê vào Phiếu trình: Chấp thuận.


Ba ngày sau, trang bị máy móc đầy đủ tại một phòng nhỏ nơi QH đặt bàn giấy. Tất cả đều do trung úy John Miller đem đến, kể cả hai máy điện Honda 5 KWA chạy luân phiên để duy trì nhiệt độ thích nghi cho nơi làm việc và máy móc.


Thử thách mới để QH liên lạc trực tiếp với Hạm Ðội sau khi được huấn luyện. Theo nhận xét về phía Mỹ - trên biển cũng như trên không -. Kết quả rất tốt. Từ đó danh hiệu của QH. là Queen Bee và chẳng mấy chốc mọi sự giao tế đều đi vào khuôn khổ ngoài dự tưởng của mọi người.


Từ ngày có TTPHHL/VM nầy, QH. rất bận rộn, vì thực tình mà nói, hỏa lực của ta rất hạn hẹp. Cấp khoảng 10 quả/khẩu/ngày thì không thể nào cung ứng cho nhu cầu chiến trường khốc liệt nầy. Nhiều khi tôi phải xin lỗi QH. để xen vào công việc điều hành nầy để quy định ưu tiên hầu tránh sự lạm dụng của các đơn vị. Mọi đơn xin yểm trợ hỏa lực đều phải do tôi chấp thuận trước rồi QH mới chuyển đi.


Cũng nên nói rõ là chỉ có Sư Ðoàn nầy mới hưởng được sự trợ giúp đặc biệt đó là vì trong quá khứ, hải quân Mỹ từng làm việc với tôi tại khắp Quân Khu nầy và đã đem lại thành quả tốt cùng tín nhiệm lẫn nhau.


*


* *


Lấy tinh thần yêu nước để phục vụ cho Quê Hương. Mình chỉ muốn mọi người hưởng ứng vì nhiều tay vỗ nên kêu, người xưa dạy như vậy. Anh Phong nói. Có ngờ đâu - người ta - chú ý theo dõi từ cử chỉ, lời nói đến hành động của mình, trong lúc mình cặm cuội làm việc!


III Di Lụy .....



1. QH. đang trình bày kế hoạch của trung đoàn Z để xin hỏa lực yểm trợ. Không rõ có điều gì làm cho nàng bối rối để phải đánh rơi cái que chỉ bảng trong khi nàng đang thuyết trình cho tôi. Nàng vội vàng khom lưng xuống để lượm cái que lên thì cái thánh giá [] mà nàng đeo ở cổ bị lọt ra ngoài! Vì quá bất chợt, với một phản ứng nhanh và tự nhiên, tôi hỏi: QH. Công Giáo?


Có lẽ vừa bối rối, vừa bực bội, nàng đáp gọn lỏn: Thì sao!


Tôi đoán có thể là nàng cho tôi đã xoi mói nên bất bình chăng? nên tôi đứng lên, đi thẳng ra bên ngoài phòng thuyết trình, châm lửa hút thuốc, mặc cho nàng đứng một mình trong đó. Tôi biết là nàng đang nhìn theo tôi để tìm hiểu xem tại sao tôi đang nghe thuyết trình mà lại bỏ đi ra ngoài. Tôi giả vờ làm rơi gói thuốc lá rồi ngồi xỏm để lượm lên chứ không làm giống như cô ta - chổng mông như người đi cấy - để lượm cái que chỉ bảng.


Ðến giờ ăn trưa, cả ba chúng tôi (TL, TMT và tôi) cùng xuống Câu Lạc Bộ Sĩ quan để ăn trưa. Ăn xong mỗi người về phòng riêng để rửa mặt rồi trở lại văn phòng làm việc. Tôi cảm thấy buồn ngủ, nên ngồi ngâm nga tách cà phê cho tỉnh. Tôi bảo sĩ quan tùy viên lên phòng thuyết trình lấy bản đồ có vẽ kế hoạch hành quân của trung đoàn Z đem xuống cho tôi duyệt lại, nhưng QH. đã mang nó về văn phòng của cô ta sau khi tôi rời nơi đó. Uống tách cà phê và rửa mặt xong, tôi lên TTPHHL/VM và gọi QH. mang bản đồ qua đó vì tôi không muốn vào văn phòng của nàng. Nàng mang bản đồ tới chổ tôi đang ngồi, để lên giá và chào tôi "đợi lệnh".


Tôi chào đáp lễ và tiến lại gần nàng và nói: Lúc nãy, tôi đã vô tình hỏi QH. một câu mà đáng lẽ tôi không nên hỏi như vậy trong lúc đó, nên tôi đã làm cho cô phật ý. Vậy cô vui lòng bỏ lỗi cho tôi nhé! Tôi chờ, nhưng dường như nàng chưa sẵn sàng trả lời! Tôi tiếp: Trong đời tôi chỉ có một kẻ thù. Ðó là Cộng Sản. Còn phía bên bạn, tôi không muốn có một ai ác cảm hay thành kiến với tôi. Trong gia đình, cha mẹ, vợ con, amh em, v.v.., có thể có giận hờn nhau trong giây lát rồi bỏ qua, nhưng không thể oán hận nhau. Chúng ta cùng làm việc với nhau, gặp nhau hằng giờ, hằng ngày, với một tinh thần phấn khởi, thì khó khăn nào chúng ta cũng sẽ khắc phục. Do đó tôi mong muốn có cơ hội để giải bày sự diễn đạt ý nghĩ của tôi lúc nãy. Vậy QH. nghĩ sao? Tôi theo dõi cử chỉ của nàng...Tôi có cảm tưởng như là nàng đang suy nghĩ để đưa ra một quyết định quan trọng!


QH. không trả lời thẳng câu hỏi của tôi. Nàng hỏi: Ð/t có thường dùng trà cúc không? Bác Phán, nơi QH. ở trọ, ông uống trà cúc tẩm mật ong, mùi rất thơm.


Phong phân trần với Thịnh: Anh thấy không? Ðàn bà con gái, khi họ có một lỗi lầm nào đó, họ ít khi vào thẳng vấn đề. Họ tìm một vấn đề nào đó để du mình vào cái thế phải quên chuyện cũ. Vì vậy tôi cho đó là một thái độ gián tiếp tỏ ra thân thiện mà không cần phải xin lỗi chăng!?


Tôi mĩm cười và tiếp:


Lúc ở Ðà Lạt, tôi thường đến tiệm hai chị em cô Hiền, ở phố Cầu Ðất để uống trà cúc và nghe nhạc. Nhưng từ 1956 tới nay thì không có dịp thưởng thức nó nữa vì thực ra pha chế nó có phần nhiêu khê mà thì giờ và hoàn cảnh thì không cho phép! À mà tôi nghĩ là việc uống trà cúc nó có liên hệ gì đến chuyện tôi đang muốn nói đâu?


Thưa có! Tối mai QH. trực Sư Ðoàn. QH. sẽ đem trà cúc, và bình thủy nước mưa nấu sẵn. Khi nào Ðại tá (đ/t) dùng cơm chiều xong, QH. sẽ pha và mời đ/t thưởng thức, để so sánh hương vị trà cúc Ðà Lạt và trà cúc Cố Ðô Huế xem sản phẩm nơi nào độc đáo hơn!


Nếu QH. không hậu ý thì tôi xin nói ngay. Trà cúc của hai chị em cô Hiền ở Cầu Ðất, Ðà-lạt, nó được kèm theo nhiều món chè đặc sản Miền Nam. Khách hàng đến đó để ăn chè- nghĩa đen thôi đấy nhé - uống trà cúc, nghe nhạc. Ðó là giây phút của những chàng Sinh Viên Sĩ Quan của Trường Võ Bị Quốc Gia, đến đó sau một tuần bị quần thảo, từ phòng học đến bãi tập; để thả hồn trong chốc lát, sống lại với hình ảnh của những buổi hẹn hò với người yêu! Tôi chưa được may mắn thưởng thức trà cúc của Cố đô Huế, nhưng tôi nghĩ, nó phải có những thi vị trử tình và lãng mạn hơn. Phải chăng QH. đã nặng tình với nơi sinh trưởng –Sông Hương Núi Ngự – mà coi nhẹ nơi đã từng bao dung một thời áo trắng của QH?


Dạ không! QH không có ý đó! Thường thường, QH nghe các cụ ca tụng khi nhâm nhi trà cúc được tẩm và pha chế nhiều cách khác nhau – có lẽ là từ cách quí phái của các quan ngày xưa – nên những lời phê phán, có khi không mấy vô tư, đều cho rằng “những gì của Huế đều chịu ảnh hưởng “vua chúa” nên không ở đâu có thể sánh kịp.


Nàng phân trần tiếp: Xin Ðại tá chớ để tâm. Sở dĩ QH. có thái độ khiếm nhã là vì ngượng ngùng cho sự vụng về của mình, nên QH. mất bình tỉnh, nói đại chứ có giận hờn gì đâu! Thường tình người ta có lỗi mới xin lỗi, đằng nầy đ/t không có lỗi mà còn biểu QH. bỏ lỗi thì thì QH. tìm lỗi ở để mà bỏ? Khó nói quá! Cười chúm chím với vẽ hồn nhiên.


Thật khó cho tôi mô tả tiếng mô vừa rồi của QH! Nó vừa đượm một thứ khôi hài vừa nũng nịu của một người con gái có “cảm tình” với đối tượng khác phái.


Cảm ơn QH. Ðó là những gì tôi muốn biết. Tôi nghĩ là QH. cũng muốn biết tại sao tôi hỏi một câu đầy ngạc nhiên chăng?


Nàng nói: Thưa đúng vậy!


Như gãi đúng chổ ngứa, tôi kể:


Trong cuộc đời, tôi có những người con gái và đàn bà đi qua cũng như đi song song với tôi mà Cô Ngọc là hình ảnh người con gái có Ðạo (hồi đó chưa dùng từ công giáo) rõ nét nhứt. Tôi và cô ấy quen nhau chứ chưa có dịp đi xa hơn. Một phần vì còn trẻ tuổi quá (17 tuổi), phần khác, vì trách nhiệm cấp dưởng của tôi đối với gia đình và với bản thân (vừa đi làm vừa học hàm thụ) còn nặng nề quá!


"Một hôm nhà chủ của Ngọc có khách, ăn tiệc tối, nên dọn dẹp xong cô ra về quá muộn mà đường lại vắng xe. Thêm nữa, đường về phải qua khu vực Sân Vận Ðộng, nơi thường xảy ra những vụ người Miên bắt cóc và cưởng hiếp phụ nữ nên Ngọc sợ không dám đi bộ về một mình. Cũng may là sở làm của tôi ở gần đó và tôi ra về khoảng hơn 8 giờ tối. Thấy cô đang đứng bên vệ đường, tôi ngừng xe (đạp) lại để tìm hiểu xem có việc gì bất trắc chăng? Ngọc nói: Em làm ra trể, chờ xe cyclo nhưng đã muộn quá rồi, không biết có còn xe qua đây nữa hay không mà nhà lại xa hơn 5 cây số, đi bộ qua chổ vắng, em sợ rủi ro! Tôi đưa ý kiến: Nhà Ngọc tuy xa hơn nhà tôi nhưng chúng mình cùng về một đường. Vậy chúng ta vừa đi bộ vừa nói chuyện cho vui. Ði được khoảng một cây số thì Ngọc kêu bị phồng chưn vì đi guốc. Nàng đến sát vệ đường để ngồi xuống nghĩ . Muộn quá rồi, phải không anh?Về bữa nay chắc là ăn no đòn quá! Hay là anh làm ơn chở giùm em về cho mau! Tôi làm theo lời nàng đề nghị không một chút so đo. Dù đường nhựa bằng phẳng, không dốc nhưng khoảng cách những 5 cây số, dù là sức trai cũng mệt chứ! Nàng nghe hơi thở của tôi vào mang tai nên nàng nói đùa: Nè đừng có thừa cơ hội nghen! (Ý nàng muốn nói là đừng có lợi dụng cơ hội hun ẩu). Tôi đáp: Nếu không có sự đồng ý của Ngọc, tôi làm ẩu thì đâu có thú vị gì! Cả hai cùng chuyện trò vui vẽ, chẳng mấy chốc đã tới trước cửa ngõ nhà Ngọc. Tôi ngừng xe cho nàng xuống. Tôi đứng chờ cho nàng vào hẵn trong nhà rồi tôi mới quay xe lại để đi về. Nào ngờ, má của Ngọc sốt ruột, đang đi lại trước sân vì bà lo ngại không biết có ruổi ro nào cho Ngọc chăng mà hôm nay con bà đi làm về trể quá vậy. Vừa mới thấy bóng dáng của chúng tôi trước cửa ngõ, má của Ngọc chạy ra, nắm lấy con gái du qua một bên, làm tôi ngơ ngác đứng sửng sờ! Bà quát tháo con gái đã đành mà bà cũng không tiếc lời xỉ nhục tôi, để tôi không còn can đảm đeo đuổi con bà. Ngọc khóc lóc: Chúa ơi! Oan con quá má ơi! Nhà chủ có khách, họ ăn tiệc tối nên con ra về muộn mà đường lại vắng xe nên con nhờ Anh Hai đây, cũng làm việc gần đó, giúp đưa con về, chớ hai đứa có tình tự gì với nhau đâu! Má Ngọc không tin những lời Ngọc nói, bà lôi con vô nhà, rầy la đánh đập, thậm chí - theo Ngọc kể lại cho tôi sáng hôm sau - bà bắt Ngọc cho bà xem có ai xâm phạm trinh tiết của nàng hay không, bà mới tin. Ngọc xấu hổ với bạn bè và láng giềng nên khóc và nói: "Hiện nay, trên người em có cả mấy chục lằng roi. Chưa bước vào đời đã bị hàm oan rồi!"


Tôi thu hết can đảm cầm tay Ngọc để an ủi: (không hiểu tại sao nàng không phản đối) Tôi không biết phải nói sao để chia xẻ oan khúc và đau đớn mà Ngọc đã gánh chịu đêm hôm qua. Tôi hy vọng sau nầy bác sẽ hiểu và hối tiếc về hành động của bà. Mong Ngọc thông cảm cho!


Hai hôm liền tôi không gặp lại Ngọc nữa mà tôi cũng không có ý định đi tìm nàng. Tôi nghĩ là họ đã có thành kiến với mình như vậy, thà là đoạn tuyệøt đúng vào lúc mọi sự chưa bắt đầu, như vậy sẽ không đau khổ sau nầy. Tôi đi bách bộ ra bến xe Miền Ðông, ghé lại tiệm sách của cô Hồng - bạn của Ngọc - mua tờ Phổ Thông Bán Nguyệt San để đọc, thì được cô Hồng đưa cho tôi mãnh giấy có biên địa chỉ nhà ngoại của Ngọc. Cô nói: Chị Ngọc trốn về quê ngoại ở Long Xuyên rồi. Chị ấy đưa cho tôi mãnh giấy nầy nhờ trao lại cho anh, để khi cần anh gởi thơ cho chị ấy. Tôi nói: Cảm ơn Hồng. Chứng kiến Ngọc bị đòn, tôi đau xót biết bao! Tôi không thể làm được gì lúc đó để làm vơi khổ nhục của Ngọc. Vì vậy, tôi nghĩ là tôi không đủ can đảm để nhận mãnh giấy nầy vì vòng tay nầy chưa thể tạo dựng được gì cho ai... Tôi chào Hồng và lủi thủi đi về....


Có lẽ đó là lần đầu tiên trong đời lòng tôi xao xuyến!


Hai hôm sau, Nhựt đảo chánh Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945), tôi đưa gia đình về quê lánh nạn.


Oái oăm thay, tháng Bảy 1953, trước khi làm lễ ra trường, để trở thành thiếu úy, khóa chúng tôi xuống Cần Thơ để thực tập vùng sình lầy. Tôi ra bến Ninh Kiều - vì ai cũng khen bến nầy đẹp và tình tứ (thật vậy, không ngoa chút nào!) - Tôi vừa uống xong nước trái dừa Xiêm thì từ bên kia đường, một thiếu phụ bế một bé gái trạc 2 tuổi đi băng qua đường, tiến gần lại và gọi tôi: Anh Phong! Tôi quay lại, sửng sờ, không ngờ đươc gặp lại cố nhân. Bồi hồi xúc động, chưa kịp nói lời nào thì nàng hỏi tiếp: Anh xuống đây hồi nào và có lưu lại đây lâu không? Tôi chìa tay xin bế cháu gái. Thấy tôi lạ, nó sợ. Ngọc nói với con: Ðể cậu Hai bồng một chút đi con. Nó cho tôi bồng nhưng có vẽ còn sợ sệt. Tôi bồng và khen xã giao: "cháu đẹp và giống má quá", và tôi hôn lên tráng của nó rồi trả nó lại cho Ngọc. Tôi nói với Ngọc là sáng mai tôi về lại Ðà Lạt để làm lễ ra trường. Nàng hỏi vậy ra trường thì lên chức gì? Tôi nói là Thiếu úy - tức là quan một lúc bấy giờ - Nàng mời tôi về nhà. Ðó là một tiệm buôn tạp hóa. Chồng Ngọc là công chức làm cho ty tài chánh, Cần Thơ, anh vừa đi làm về tới. Ngọc giới thiệu tôi với chồng nàng. Chúng tôi bắt tay nhau rất Tây. Anh ta là người rất đôn hậu, vui vẽ. Hai vợ chồng mời tôi bữa cơm chiều. Miền Tây có nhiều món ăn độc đáo. Cá lóc nướng truôi, lương đùm, v.v.. Chuyện trò vui vẽ. Sau bữa cơm, chồng của Ngọc, lái Vespa đưa tôi trở lại Bình Thủy, nơi tạm trú của Khóa. Trên đường đi, anh ta nói: Tôi yêu thương và quý Ngọc hơn cả bản thân tôi vì nàng rất thành thật với tôi. Nàng mất liên lạc với cha mẹ từ ngày Nhật đảo chánh Tây nên nàng coi gia điønh bên tôi như chính gia đình ba má của nàng. Tôi thầm nghĩ: Như vậy là Ngọc đã và đang được yêu thương, quả thật là hạnh phúc. Cảm ơn Thượng Ðế. Ngài thật công bằng!


Thì giờ không được bao nhiêu nên không nói được gì nhưng... cũng không có gì để nói khi hai đường đời đã khác nhau!


QH. ngồi nghe chăm chú, không một lần cắt ngang. Nàng phát biểu ý kiến: Ð/t nói là hai người chưa có bước nào xa hơn là quen nhau. Ðó là ý nghĩ của đ/t chớ còn theo QH. thì chị Ngọc, dù sao cũng đã có cảm tình, nếu không muốn nói là con tim đã bắt đầu rung động. Từ việc than thở với một người quen là bị mẹ khiển phạt tới biên địa chỉ đưa cho người bạn trao lại cho người quen đó, phải chăng là nàng đã ít nhiều tin tưởng và muốn giử liên lạc?


QH. tinh thật! Phân tách sự kiện cứ như một sĩ quan lành nghề! Ðối với tôi, hình ảnh cái Thánh Giá () nó nhắc nhở tôi về một sự liên hệ nào đó, một kỷ niệm xót xa trong quá khứ. Rồi đến người con trai đầu lòng của tôi, khi nó xin phép tôi cưới một cô gái, con của một gia đình công giáo, ở 46 Ter Trần quý Cáp, Sài Gòn, mà tôi đã một lần cầm thơ giao tận tay cho người yêu của nó tại nhà - sau khi xin phép song thân của cô ta - nên tôi ngạc nhiên trả lời: Cô ấy công giáo mà! Nó khẩn khoảng: Chúng con đã yêu nhau. Xin ba thương chúng con mà tác hợp. Thôi thì đành vậy! Cha đã không liên lụy thì nay tiếp diễn đến con! Tôi cho đó là Ðịnh Mệnh. Tôi và nhà tôi, lo thu xếp và xúc tiến mọi thủ tục để làm đám cưới. Lễ hôn phối cử hành tại nhà thờ Ðức Bà (cạnh bưu điện Sài gòn) và sau đó chúng về Nha Trang. Khi tôi thấy cái thánh giá của QH., đó là lần thứ hai trong đời tôi chợt nảy ra câu hỏi.


QH. ngạc nhiên hỏi: Còn lần đầu, đ/t đã hỏi ai?


QH. thử đoán xem?


Như đã có sẵn trong trí nhớ, nàng trả lời rất nhanh, sau khi nghe tôi kể chuyện cô Ngọc.


Chắc là Chị Ngọc!


Giỏi lắm! QH. lý giải thật tài. Tôi đáp.



2. Một hôm, Bộ Tổng Tham Mưu báo cho biết là sẽ có phái đoàn Lượng Giá Hỏa Lực Không-Hải của Mỹ (Evaluation of Air-Sea Fire Support) từ Ngũ Giác Ðài đến tham quan. Tôi liền họp Bộ Tham Mưu và Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật và Không Trợ để thông báo tin đó và chỉ thị phần hành liên hệ chuẩn bị tài liệu và biểu đồ để thuyết trình. Tôi cho họ biết là là họ có 72 giờ để làm mọi thứ cần thiết và sau đó họ thuyết trình sơ khởi cho tôi để còn đủ thì giờ chấn chỉnh, nếu cần.


Hôm sau, QH. trình xin Ðại Tá Tham Mưu Trưởng hướng dẫn cho cô thực hiện biểu đồ để trình bày phần hành của cô. Ông nầy, tuy tốt nghiệp Advanced Course ở Fort Benning, Hoa Kỳ, nhưng ông không am tường về tài liệu về lượng giá nên ông điện thoại qua tôi để nhờ tôi giúp cho cô ấy. Tôi yêu cầu ông cho người chánh-văn-phòng của ông hướng dẫn cô vào gặp tôi. Sau khi mời họ ngồi, tôi hỏi QH.: Cô cần được giúp những gì? Cách làm, vật liệu hay chuyên môn?


Cô nói với giọng ấp úng: Thưa Ðại tá, học lâu rồi mà không dùng nên quên, và hơn nữa, thuyết trình cho phái đoàn Mỹ nên cách trình bày về kỷ thật đồ thị có phần khoa học hơn! Xin Ðại Tá vui lòng giúp cho.


Thôi được! tôi có thể giúp cô thực hiện tất cả những gì cô cần cho buổi thuyết trình đó. Ðể cô yên tâm, tôi sẽ cho sĩ quan tùy viên của tôi, giúp cô. Cậu ấy Khóa 20 Ðàlạt, khá thông minh. Vậy cô đùng lo! Cô ngồi đợi giây lát - hoặc cô cùng đi với sĩ quan tùy viên - về phòng riêng của tôi lấy vật dụng (bìa cứng, dụng cụ vẽ, màu v.v..) và sau đó hai người cùng trở lại đây để tôi hướng dẫn. Có lẽ QH. còn ngại ngùng, sợ ngồi lại đó sẽ bị gợi ý để nói chuyện nên nàng đứng dậy xin phép cùng đi với sĩ quan tùy viên. Lúc họ trở lại, tôi bảo cả hai hãy ghi chép:


Thuyết trình có hai phần:


a)Tài liệu để thuyết trình ( tức là diễn tả chi tiết của biểu đồ) và


b) Biểu đồ.


Tôi cũng nhắn nhủ QH. thêm:


Muốn cho phái đoàn có thiện cảm ngay từ phút đầu, thuyết trình viên phải ăn mặc chỉnh tề, không diêm dúa. Luôn luôn tỏ ra bình tỉnh và tự tin, điểm thêm một nụ cười hiền hòa, rồi bắt đầu: ”Cảm ơn sự quan tâm của Hoa Kỳ, mặc dù đã triệt thối tất cả lực lượng quân sự nhưng vì tinh thần trách nhiệm của Ðồng Minh, nên vẫn tiếp tục lưu tâm tới vận mệnh của Miền Nam. Trong thời gian vừa qua, Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương vẫn ân cần đáp ứng hầu như tất cả những đơn xin yểm trợ hỏa lực của Không và Hải Pháo. Nhờ những vụ oanh tạc đó, nó vừa đúng đích vừa đúng lúc, nên địch quân hoặc bị tê liệt hoặc vô phương đào thoát! (Vừa nói vừa dùng que chỉ bảng, chỉ vào những hình không thám chụp được sau mỗi vụ oanh hay pháo kích của Hoa Kỳ) Nhờ khả năng Anh ngữ lưu loát nên cô chuyển ngữ phần thuyết trình tiếng Việt trên đây không mấy khó khăn. Tâm lý mà nói, phái đoàn Mỹ sẽ hết sức hài lòng vì sự giúp đở của họ vẫn còn đem lại được sự tin tưởng cho quân lực bạn.


Lúc thuyết trình, QH. đã làm đúng theo các chi tiết qua sự hướng dẫn của tôi - thuyết trình bằng Anh ngữ - nên Trung tướng trưởng phái đoàn và sĩ quan tùy tùng Mỹ đều hoan hỉ đứng lên và lại bắt tay QH. khen ngợi: Ðại ý họ cảm ơn QH. đã giúp cho họ biết thấu đáo vấn đề và hy vọng trong tương lai, nhờ đó sự phối hợp sẽ đạt kết quả cao hơn.


Sau khi tôi tiển chân phái đoàn Mỹ ra về, tôi trở lại phòng thuyết trình để giải tỏa một số thắc mắc của tướng lãnh Việt Nam. Tất cả đều không hiểu vì lý do nào mà chỉ riêng Sư Ðoàn X lại được Hải Quân Hoa Kỳ ưu đải, trực tiếp yểm trợ hỏa lực - cả chiến thuật lẫn chiến lược - như vậy. Ngoài ra, lúc thuyết trình, QH. thay vì dùng tọa độ UTM (của Lục Quân) - thì cô ấy lại dùng theo Hải Quân Hoa Kỳ, tức là - kinh độ Ðông/Tây (longitude, East/West) và vĩ độ Bắc/Nam (Latitude, North/South) - Khu vực hỏa yểm cho Sư Ðoàn X được giới hạn trong ô Vĩ độ 16, 23 phút Bắc tới 16, 55 phút Bắc và Kĩnh độ 105, 45 phút Ðông ra tới bờ biển Nam Hải. QH. tỏ vẽ lúng túng, khi họ đặt câu hỏi nên nàng nhìn tôi với ánh mắt cầu cứu. Tôi mỉm cưới đứng lên, rất lễ độ, xin phép để tôi đỡ lời QH:


Nếu trong hải phận của sư đoàn nào có có Hải Quân Mỹ hoạt động thì Sư Ðoàn đó nên tiếp xúc với họ, và cần có sĩ quan phối hợp hỏa lực nói được thông thạo tiếng Anh. Dĩ nhiên là họ phải được phép của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương thì họ mới thỏa mãn yêu cầu của mình. Ðây là trường hợp vì nhu cầu chiến trường chứ không phải là một đặc ân dành riêng cho một đơn vị nào.


Vì phối hợp với Hải Quân Hoa Kỳ nên hai yếu tố then chốt là phải có người nói và viết thông thạo tiếng Anh và dùng tọa độ viết/đọc theo kinh và vĩ độ của Hàng Hải (Polar Coordinates) chứ không theo tọa độ Ðịa Dư (Geographic Coordinates) như Lục Quân. Tiếc rằng thế hệ chúng ta, thời gian sinh viên sĩ quan chỉ có từ sáu tới 8 tháng, nên chỉ học phần căn bản đại cương cho nhanh để đáp ứng nhu cầu chỉ huy tại chiến trường; trong khi thế hệ đàn em của chúng ta, họ có từ hai đến bốn năm, nên họ học được rất nhiều chi tiết. Sĩ quan tùy viên của tôi, khóa 22 Ðà Lạt hiện có mặt ở đây, anh ấy có thể chứng minh cho quý vị điều tôi vừa nói.


Thế là tôi giải tỏa giúp QH thoát nạn!


Khi phái đoàn Mỹ đi rồi, Q.H đến nghiêm chỉnh chào tôi nhưng vì cảm động quá nên ấp úng không nói nên lời! Ðể trấn tỉnh Q.H qua cơn xúc động, tôi khen: Thành công của trung úy là đã gieo vào tâm trí của phái đoàn đồng minh Mỹ rằng họ đã yểm trợ hỏa lực cho chúng ta một cách hiệu quả trong thời gian qua. Như vậy họ sẽ tiếp tục hổ trợ chúng ta một cách nhiệt tình hơn! Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ tuyên dương tinh thần làm việc của Trung úy. Không nên bận tâm và cũng đừng bao giờ nghĩ đó là một ân nghĩa riêng tư. Trái lại, tôi phải thành thật cảm ơn QH. đã thi hành đúng theo chỉ thị của tôi và đem lại một kết quả thật là tốt đẹp! Ðể phá tan thành kiến trong tâm trí nàng, về trình độ hiểu biết nông cạn của 3 tướng lãnh V.N., tôi đùa: Hình như mấy ông tướng muốn điều động QH. về Bộ Tư Lệnh của họ đấy! Chuẩn bị hành trang là vừa!


Thôi đi! nàng phản pháo. Ð/t thật là lanh trí! Trả lời sao mà dễ dàng quá! QH. nghĩ là thực sự mấy ông đó không biết chớ không phải họ muốn hỏi khó đâu!


Tôi không muốn ai đề cao tôi hơn người khác nên tôi đánh trống lảng để mời nàng và các sĩ quan khác của bộ tham mưu xuống Câu Lạc Bộ Sĩ quan uống nước.


Phong nói như phân bua với Thịnh: Anh nghĩ coi! Ðàn bà con gái họ thấy mình có gì trội hơn những người xung quanh là y như rằng.......


3. Mọi sự nó đều bắt nguồn từ một cách vô tình và di lụy mà mình không hề hay biết.


Cuộc hành quân Lam Sơn X để càn quét khu vực Ðá Bạc - Bạch Mả để phá tan mưu đồ của V.C cắt đứt Quốc Lộ 1. Bắt đầu là một cuộc oanh tạc trải thảm của pháo đài bay B.52 tiếp theo là Không Quân Chiến Thuật, Hải Pháo, Pháo Binh, v.v.. Nhưng vào lúc G - 60 ( Giờ G = 06 giờ sáng.) Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương thông báo vì lý do thời tiết, độ chính xác rất thấp nên phải hủy bỏ phi vụ oanh tạc của B.52. Nhận được thông báo nầy vào lúc 05 giờ sáng. Vì phải trực máy suốt đêm mà không được việc nên với vẽ bực bội, Q.H vất viết xuống bàn, thọc tay vào túi quần đi ra phía ngoài, tựa người vào thành cửa! Trong nầy, tôi ban lệnh đình hoãn Lam Sơn X cho đến khi có lệnh mới và chuyển phần kế tiếp Lam Son X.1 vào khu vực Bastogne.


Một lúc sau có điện thoại, QH. vào nghe. Lúc nàng đi ngang qua chổ tôi đang ngồi nói chuyện với chỉ huy trưởng pháo binh sư đoàn, tôi nói với ý nghĩ để làm giảm sự bực tức cho nàng: Gió mưa là bệnh của trời, hơi đâu mà cô giận!(chớ không có ý nghĩa là một tín hiệu như câu tiếp theo: Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng!)


4. Trường Ðại Học Văn Khoa, qua đề nghị của giáo sư LÐC, mời tôi thuyết trình về thành quả giải tỏa áp lực của địch qua vụ triệt hạ đài quan sát Núi Mõ Tàu để cấm chỉ đại pháo của Cộng quân bắn phá cố Huế và phi trường Phú Bài, nhờ đó mà tinh thần dân chúng hân hoan, không còn cảm thấy bị đe dọa hằng ngày như trước.

Thời tiếc buổi sáng ở Huế lúc nầy tuy không lạnh lắm, nhưng cũng đủ gây nên cảm cúm, nên thường ngày, sau khi ăn sáng, y tá đến chích cho tôi một liều sinh tố C. Nhưng sáng hôm nay vì vội đi cho kịp giờ thuyết trình nên tôi không làm được việc đó. Sau khi thuyết trình xong, tôi cảm thấy cổ họng bị khô và hơi khó chịu nên trên đường về, tôi ghé vào tiệm thuốc tây, mua một lọ Teramycine và 1 ống Vitamin C 500Mgrs.

Cũng nên nhắc lại là tiệm thuốc Tây nầy là của gia đình Thiếu Tá Nguyễn văn Do, bạn thân của tôi. Năm 1955, tôi và Do cùng làm Giảng viên cho Chi Nhánh Trường Võ Bị Ðà-Lạt. Hiện nay, vợ của anh ấy, Dược sĩ Diễm Thuyên, là chủ tiệm thuốc Tây nầy. Thời gian trước, lúc anh Do còn ở đây, tôi thường tới thăm và bàn luận tình hình chính trị với anh ấy. Tuy nhiên không rõ vì sao hai vợ chồng lại có sự bất hòa, quyết liệt li dị nhau. Có lẽ vì một lý do riêng tư nào đó, anh Do không muốn phục vụ tại Huế mà muốn vào Sài Gòn, còn vợ thì không muốn bỏ tiệm thuốc Tây để đi theo chồng, do đó quan điểm bất đồng nên mới xảy ra vụ li dị chăng? Tôi đoán vậy!


Tôi đang thăm hỏi cháu Diễm Hồng, con của anh chị Do thì QH. bước vào. Tôi vui vẽ hỏi đùa cô ấy: Bộ cô cũng bị nhức đầu hay sao mà vào đây mua aspirine?


Nàng không trả lời tôi! Trái lại, với nét mặt hằm hằm, nàng chỉ Dược Sĩ Diễm Thuyên và hỏi:


Có biết ai đây không?


Một câu hỏi xách mé, không chủ từ nầy của QH, đã làm cả tôi lẫn DT. cảm thấy khó chịu.


Dược sĩ DT. Vợ của Th.tá Do. Một gia đình bạn của tôi. Tôi thực thà đáp.


Là dì của QH đấy!


hay là của cô thì việc đó có quan trọng gì đối với tôi!


Không! Tôi muốn nói bà ấy là dì Út, tức là em của mạ tôi.


À thì ra thế! Nhưng mà Dì Út hay là gì của QH. thì việc đó đâu có can hệ gì, trong khi chúng tôi là bạn với nhau từ lâu rồi! Tại sao QH. lại hỏi tôi như vậy?


Có chớ! Bà ấy li dị chồng và hiện là độc thân. Tôi không muốn có sự liên hệ nào đó xảy ra!


Ðến đây thì DT. hiểu ý QH. muốn nói gì nên chen vô:


Nè QH. đừng có nghĩ bậy! Ðại tá đây là bạn của gia đình dì từ lâu. Cháu Diễm Hồng thiếu vắng tình thương của ba nó từ ngày anh ấy vô Sài gòn nên thỉnh thoảng đại tá ghé lại thăm, an ủi nó, và bác cháu đưa nhau đi ăn kem, nên nó rất quý mến bác nó!


QH. ngoe ngoảy đi ra!


Diễm Thuyên hỏi tôi: Nè! Anh có gì với nó không mà nó ghen?


Chị đừng nghĩ quấy cho tôi! Tôi thực tình đính chính.



5. Sau chiến thắng Mõ Tàu, triệt hạ đài quan sát và đại pháo địch, QH được đặc cách thăng cấp


Ðại úy vì nhờ công lao của nàng đóng góp trong việc thiết kế và điều hành. Tướng NVÐ tổ chức bữa cơm thân mật để thết đãi những người tham dự nên tôi không về nhà vào cuối tuần. Trưa hôm sau, chúng tôi tham dự cuộc tranh tài tennis. Lúc ra sân, trời nắng ráo mát mẻ. Tôi bảo phi công trực thăng bay về lại Dạ Lê, khi nào cần tôi sẽ gọi. Lúc trận đấu sắp tàn thì cơn dông từ hướng Hạ Lào ùn ùn kéo đến. Mọi người tất tả ra về. Mưa bắt đầu rơi! Vì đi chơi và mặc đồ thể thao nên không dùng quân xa, nên QH bảo tôi cố đi nhanh lại nhà gần đó để trú mưa, chờ nàng đạp xe về nhà để lái xe Jeep tới đón. Một lúc sau, QH đến và ngoắc tôi ra xe. Trời còn đang mưa nặng hột nên tôi vội vàng chạy ra và vất cái sac về phía ghế sau rồi thót lên xe. QH cho xe chạy. Tôi thật thà nói: Cảm ơn QH. rất nhiều nhen! Nếu tôi không tránh được trận mưa hôm nay mà bị cảm lạnh, không làm việc được là mệt lắm!


QH. lẳng lơ nói: Cảm thứ gì khác thì mới đáng quan tâm chớ cảm lạnh thì đã sẵn có nguyên một pharmacy trên Huế thì còn lo cái nổi gì!


Tôi thầm nghĩ: Cô bé nầy ngổ ngáo thật, dám bóng gió nói móc méo mình! Tôi vội tảng lờ, nói lãng sang chuyện khác.


Tôi thấy hình như QH muốn qua mắt Quân Cảnh (QC) phải không? Tôi hỏi.


Sao anh biết?


Tôi có cảm tưởng như vậy!


Cặp mắt của anh tinh thật! Anh mới nhìn thoáng qua là anh biết QH ăn bận cẩu thả chớ gì? Vì sợ đến chậm, anh bị mắc mưa nên em vội vàng vứt mọi thứ, chỉ kịp khoác lên người chiếc áo mưa rồi đội cái mũ lưởi trai, ra xe, nổ máy, chạy đến đây liền!


Tôi hỏi đùa: Nhỡ gặp QC chặn lại và biểu QH. bước xuống xe thì QH làm sao?


Thì cứ xuống! Nếu họ trách cứ là mình ăn mặc cẩu thả vì thiếu vải trên người thì QH đổ thừa cho quân đội không cung cấp đầy đủ quân trang. Thế thôi! Nói đùa chớ mưa gió thế nầy, mấy chàng QC cũng đang co ro ở một xó nào đó chớ họ dại gì đi đâu cho mắc mưa cho lạnh.


Tôi hỏi: Sao hôm nay QH. xưng hô anh anh, em em ngọt xớt vậy? Mai mốt có chuyện gì thì đừng có đổ thừa cho tại "mưa", đó nghen!


QH. phản ứng liền: Chúng mình đang đi chơi chớ không phải đi công vu đâu. Vậy có nhất thiết là phải tôn trọng quân kỷ chăng?


Hãy coi chừng! Ðừng có lý luận và đùa giỡn kiểu đó có ngày sẽ....Tôi ngập ngừng nói.


Sẽ có ngày thế nào? Nàng hỏi.


Ðổ nợ.....Tôi đáp.


Có nợ thì phải trả! Như vậy mới là sòng phẳng! Chỉ có những người vô trách nhiệm mới trốn nợ mà thôi! Chạy trời cũng không khỏi nắng mà!


Tới nhà ông Phán, nơi QH trọ, nàng mời tôi vô nhà uống nước trong khi chờ xe từ Dạ Lê lên đón. Ông Phán ra chào tôi và đưa tôi vào phòng khách. Ông nói với vào nhà trong biểu bà Phán đi pha trà mời tôi. Ông Phán xin lỗi vì ông chuẩn bị để hai ông bà đi họp Giáo Xứ trong chốc lát. Bà Phán vội vàng nấu nước pha trà. Pha trà xong, bà kêu QH. đem nước trà ra mời tôi, để bà kịp đi với chồng. Sau khi về đến nha,ø QH chỉ kịp thay cái áo mưa nhà binh bằng cái robe de chambre (áo choàng) và cột dây thắc lưng sơ sài để kịp bưng nước ra mời tôi tại phòng khách. Không ngờ khi nàng cuối xuống để đặt khay nước lên bàn (tea table) thì dây thắc lưng bị căng nên sút ra. Hai vạt áo bung ra theo nên phần trước ngực và bụng của nàng hoàn toàn không có gì che chở! Một Nốt Ruồi Son to bằng đầu ngón tay út, giửa hai nhủ hoa, tiệp màu nhau, hiện ra trước mắt tôi! Nàng "ái" lên một tiếng và vội vàng đùa khay nước lên bàn, quay nữa vòng để khép hai vạt áo rồi cột dây thắc lưng lại.


Bình nước trà bị sức đùa nên đã chao qua một bên làm nước trà nóng tạc lên bụng dưới và hai bên bắp vế của tôi. Tôi vội vàng đứng lên, nước trà nóng từ trên quần short và bắp vế của tôi chảy xuống. Tôi cảm thấy rát da ở chổ kín nhưng không dám nói ra vì quá ngượng! Còn nàng thì thẹn thùng, quay lại, xin lỗi vì vô ý làm tạt nước nóng lên người tôi (nàng không biết là tôi bị phỏng) và rót nước trà còn lại trong bình ra tách mời tôi. Nàng hối tiếc nói: Phải chi hôm nay không mưa!


Bà Phán vừa ra đến cửa trước, nghe QH. la ái, tưởng rằng có điều gì bất trắc, vội vàng chạy trở vô, hỏi: Có sao không cháu?


QH trả lời tỉnh queo: Thưa bác, không sao cả, chỉ lỡ tay chút thôi.


Tôi nói đùa. Nè! Nếu - có gì không phải - cần bác làm chứng thì nói bây giờ đi. Ðừng để mai mốt mới nói thì quá muộn đó nghen! Bà Phán không để ý gì tới câu nói đùa của tôi vừa rồi, bà vẫn tiếp tục đi ra trước nhà để theo kịp ông Phán đang đứng ở cửa để chờ bà.


Không một người đàn ông bình thường nào, khi xa nhà mà lại được chiêm ngưởng một tuyệt tác của tạo hóa mà không động lòng ...nên tôi nói bâng quơ: Có lẽ tôi phải về thăm nhà hôm nay mới được!


QH. ngạc nhiên hỏi: Có việc gì gấp mà anh phải đi bây giờ? Trời còn đang mưa và sụp tối rất nhanh, đi bây giờ rất là nguy hiểm! Vừa nói, nàng vừa đi lần tới chổ tôi đang ngồi. Nàng ngồi ghé lên thành ghế bên trái, vòng tay qua vai và tỳ ngực vào bên đầu của tôi: Bộ muốn làm nư hả? Muốn mắc đền cái gì thì em đền cho! Sao anh hờ hửng với em quá vậy? Nàng lấy ngón trỏ chỉ vào ngay bên trái ngực của tôi và nói: Trong nầy có năm ngăn (*), và ngăn thứ năm là ngăn anh để dành cho em. Ðúng không?


Tôi hoảng hốt trước cử chỉ đầy tình tứ nầy, nhưng cũng ngạc nhiên là nàng biết sự cấu tạo của quả tim rõ như vậy. QH. thử nói cho tôi biết mỗi ngăn đó dành cho ai?


QH. cười đắc chí, nói liền: Ngăn thứ nhứt dành cho Ðất Nước; ngăn thứ hai dành cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ; ngăn thứ ba dành cho vợ hiền, ngăn thứ tư dành cho con cháu; và ngăn thứ năm dành cho người yêu.


QH. quả là người con gái rất thông minh! Thông minh đây có nghĩa là khôn ngoan, học ít hiểu nhiều. Nhưng QH đã làm cho câu "Gái khôn tìm chồng giửa đám ba quân" bị sai hẳn ý nghĩa của nó! Vậy QH. hãy vui lòng ngồi lại thật thoải mái để nghe tôi nói.


Nhưng nàng vẫn nủng nịu đòi tôi phải trả lời. Nàng nói: Ngày xưa, ông nội của QH. là một người thâm Nho. Ông thường ví von với con cháu Sơn trung hữu trực thọ, trong rừng kia thế nào cũng có cây ngay, tốt, quý, v.v.. như trong một đám đông, thế nào cũng có người tốt. Tốt đây, theo quan điểm nhận xét một đối tượng về một đức tính nào đó, của những người xung quanh. Anh đã tạo ra hoàn cảnh, đó là công việc làm (TTPHHL/VM) anh đã tạo ra môi trường đó là phối hợp công tác, anh đã tạo ra cơ hội, đó là gặp gỡ hằng ngày, để cho tình yêu của em có dịp nẩy nở. Cứ cho là vì nhu cầu công vụ như anh nói - anh vô tình chớ không cố ý -Trường hợp của em. Em chỉ giử được phân nửa tờ giấy bạc còn phân nửa kia do anh giử. Mọi việc của em làm đều phải lệ thuộc vào anh! Dù cho anh muốn phủ nhận thì sự kiện đó, nó vẫn hiển nhiên, những người xung quanh chúng ta, ai ai cũng nhận thấy như vậy. Anh đừng cố tình lừa dối với chính mình.


Vậy là QH. cho rằng tất cả là tại tôi thiếu tiên liệu hậu quả chăng? Tôi đã biết trước là một lúc nào đó sự tình nầy sẽ đến và hôm nay nó đến thật. Tôi không bị bất ngờ hay bỡ ngỡ và tôi đón nhận nó một cách rất bình tỉnh, không xao xuyến một tí nào! Mấy tháng qua, những tín hiệu yêu đương mà tôi tiếp nhận hằng ngày, tôi biết là QH. đã âm thầm thử thách tình cảm của tôi. Nếu việc đó xảy ra đối với một cô gái ở tuổi dậy thì, thì dĩ nhiên tôi phải có phản ứng vì lẽ giản dị là tôi không thể để mang tiếng là dụ dỗ. Còn một người như QH. thì không dễ gì hành động mà không suy nghĩ lợi hại và hậu quả của việc mình làm, nên tôi cho đó là quyền tự do cá nhân, tôi không có quyền phát biểu ý kiến. QH. là một người thông minh, đẹp người, đẹp nết, có địa vị, cũng đủ để cho người ta kính nể. Một người phụ nữ đáng yêu và phải được yêu. Vì vậy, nhiều người đang theo đuổi, muốn làm bạn với QH. để đi đến lâu dài, nhưng không được QH. để ý hay nói đúng hơn là QH. đã bỏ lỡ cơ hội. Nếu tôi là một người độc thân thì chắc chắn là tôi đã đáp ứng tín hiệu của QH lâu rồi, chứ không phải đợi cho đến hôm nay. Trong đời, tôi đã có hai người con gái trao trọn trinh tiết của họ cho tôi, đó là hai người vợ mà người sau nầy nhỏ hơn tôi gần một chục tuổi. Tôi nỡ lòng nào phản bội họ! Ngoài ra, giữa tôi và QH có 3 bức tường ngăn cách. Ðó là: Dị biệt Tôn giáo; Ðã có gia đình; và tuổi tác gần như hai thế hệ khác nhau! QH cũng thừa biết. Vậy không vì lý do nào khiến cho QH. phải lờ chúng đi, trước khi âm thầm để ý yêu tôi. Phần tôi, vì nhu cầu công vụ, tôi phải đối diện với QH hằng ngày, hình ảnh cái Thánh Giá () mà QH. đang đeo ở cổ, đập vào mắt tôi, như nhắc nhở tôi là chỉ vì công vụ mà thôi, đừng bao giờ gây nên tình cảm tội lỗi! Nếu người ngoài biết được việc nầy thì trước hết là danh giá của gia đình QH. bị xúc phạm và tư cách của QH. cũng sẽ bị hoen ố! Cử chỉ quá thân mật như vậy sẽ đưa đến hậu quả không lường trước được. Tôi mong QH. hiểu cho.


QH. không bất bình vì sự phân tích của tôi, mà trái lại, nàng ung dung cho hai tay vào túi áo robe de chambre, với tư thế rất tự hào, nàng vừa đi lững thững vừa nói:


Người đàn ông đến với người con gái bằng lý trí; trái lại, người con gái đến với họ với con tim. Trong tình yêu, không ai lại không biết là sẽ gặp trớ trêu và nghịch cảnh. Nàng nhấn mạnh, Trong cuộc sống cô đơn, người con gái phải tìm một nơi nương tựa, một vòng tay đủ để che chở cho mình. Họ có đủ mọi cách để san bằng trở lực. Em không mưu cầu hạnh phúc cá nhân một cách ích kỷ là chiếm đoạt anh cho riêng mình mà em chỉ muốn anh là một người yêu, vì với em, anh là người đàn ông có những đức tính và bản lãnh mà em mơ ước. Hơn một năm qua, Anh từng cho em thấy, anh là con ngươi cô-độc, từ sinh hoạt riêng tư tới công vụ, không một ai - thân hay sơ - chia xẻ . Em không tin là từng ấy ngày tháng bên cạnh nhau mà anh không một chút rung cảm nào! Anh sợ hậu quả nên đã tìm cách tránh né nhưng anh không thể tự lừa dối mình! Bây giờ em phải làm sao để quên anh?


Tình trạng nầy không thể một sáng một chiều mà giải quyết được. Tìm được giải pháp ổn thỏa cũng không phải là dễ. Tôi sợ để các vết phỏng lâu không chửa trị có thể bị nhiểm độc, nên tôi liền nói nhỏ với QH: Yêu cầu QH giử kín ruổi ro nầy đừng cho người thứ ba biết.


Nhờ QH đưa tôi tới ngay Quân Trấn, đậu xe lại cách đó chừng 100 thước để tôi đi bộ vào đó dùng điện thoại gọi về Sư Ðoàn cho xe ra đón tôi. QH thắc mắc tại sao tôi lại làm như vậy. Tôi bảo QH. cứ làm theo tôi yêu cầu và trả lời không biết nếu có ai hỏi câu nào liên quan đến tôi. Lúc ở trên xe, da ở háng bị phỏng, nên ngồi rất khó. Khó nhất là lúc đi bộ vô Quân Trấn. Mấy người Quân Cảnh tình nguyện đưa tôi về Dạ Lê thay vì để tôi ngồi chờ xe đến đón. Về tới phòng riêng, tôi tự săn sóc lấy vết phỏng, tự giặt những đồ lót để người giúp việc không biết tai nạn tôi gặp phải. Vì đi đứng khó khăn, tôi kêu bác sĩ Duyệt cho tôi mượn cặp nạn để tạm dùng.


Ðộ 10 giờ đêm, QH. điện thoại để thăm dò xem tôi về đến nhà chưa. Tôi trả lời cảm ơn nàng đã điện thoại cho Tư Lệnh và nói dối là tôi bị trặc bàn chân không đi giày được nên xin nghĩ không đi thăm các đơn vị như mọi ngày.


Sáng thứ hai, từ văn phòng, QH gọi tôi bằng hệ thống điện thoại tự động, hỏi thăm việc trặc chân của tôi nặng nhẹ thế nào, và xảy ra ở đâu, Sao không đi bệnh viện để họ chửa trị?




Double click speaker để nghe Hoàng Lan hát.: Mười Ðầu Ngón Tay"



Tôi trả lời đó là chuyện riêng của tôi. Bác sĩ có tài ba đến đâu cũng chịu thua chứng bệnh của tôi. (Tôi bị phỏng nước sôi ở háng chứ không phải bị trặc bàn chân) Hẹn tuần sau gặp lại, muốn biết gì thêm thì tôi trả lời, bây giờ thì xin vui lòng chờ vậy! Tôi cúp máy.


Sáng thứ hai, từ văn phòng, QH gọi tôi bằng hệ thống điện thoại tự động, hỏi thăm việc trặc chân của tôi nặng nhẹ thế nào, và xảy ra ở đâu, Sao không đi bệnh viện để họ chửa trị?


Tối nay, khí hậu nóng bức. Ở trong phòng suốt ngày cảm thấy tù túng nên tôi đem cái ghế dài ra trước hiên nằm đọc báo và nghe nhạc cho thoải mái. Bản nhạc "Mưa Trên Phố Huế" do Duy Khánh hát (Double Click Video: Mua Tren Pho Hue.mpg) từ trong máy cassette đang phát ra, tôi cảm thấy buồn rủ rượi, thì QH. tà tà đi tới và vỗ lên thành ghế tôi đang nằm. Nàng cũng hát theo bản nhạc nầy. Giọng hát của nàng cũng thật quyến rủ và buồn thấm thía. Tôi quay lại thì QH. hỏi: Xin lỗi đ/t cho sự tò mò của QH: Bản nhạc nầy cũng như một số bản về "Mưa" mà nhiều lần từ cái máy stereo nầy phát ra, phải chăng “đề tài Mưa" là những kỷ niệm sâu sắc nhứt của đ/t?


Ðúng vậy! Và kỷ niệm gần nhứt mới xảy ra gần đây đã làm cho tôi nhớ mãi trong đời! Ðể quên đi chuyện vừa qua, tôi nói lảng sang chuyện khác. À! Hình như có công văn khẩn phải không?


QH. lấy cớ mang tập công điện khẩn để xuống đây xem bệnh tình của đ/t ra sao?


À ra thế! Người ta đã gây khốn đốn cho tôi rồi người ta lại giả nhân giả nghĩa hỏi thăm để chạy tội!


Ðại tá vừa nói gì vậy! Xin vui lòng lặp lại đi! QH khẩn khoảng.


Tôi đánh trống lảng bằng cách kêu anh Khanh giúp việc đem nước cam ướp lạnh ra mời QH.


QH. riểu cợt: Tối hôm qua chắc là vào lộn phòng, bị người ta rượt và nện cho què giò chứ gì! Què nặng hay nhẹ mà phải dùng nạng? Cho QH. xem được không?


Ý chết! Chỉ có một người được xem mà thôi. À mà đi đứng mất thăng bằng thì phải dùng nó chớ sao! (Vì sự vụng về của nàng nên đã gây nhiều vết phỏng từ bắp vế trở xuống, đi lại khó khăn vì ống quần cọ xát, khiến chúng lâu lành nên tôi nói tránh để nàng khỏi bâng khuâng.) Thôi đừng thắc mắc nữa..Ðâu! cho tôi xem công điện khẩn đi!


Cầm cái cặp trình công điện để che mắt thế gian thôi, chớ mục đích là để tìm hiểu xem việc gì đã xảy ra! QH. đáp.


Thiệt là xuôi xẻo. Phải chi hôm đó “ Trời Không Mưa!” Tôi nói một cách hối tiếc.


QH. vẫn còn thắc mắc, cho rằng tôi dấu diếm điều gì nhưng tôi cố giử vẽ thản nhiên. Vậy đ/t bị tai nạn ở đâu? Tại sao đ/t dấu QH.?


Nếu QH biết được sự thiệt thế nào thì QH. sẽ thét lên: Oh my God! Why that could happened? Thôi thì ruổi ro đâu có ai biết trước được. Thắc mắc làm gì! Một tuần lễ sau, đa số vết thương bị phỏng đã lành. Gặp lại QH., tôi nói đùa: Có người muốn cho tôi chiêm ngưởng cái đẹp của tạo hóa nhưng nữa chừng họ lại thay đổi ý kiến nên mới xảy ra tai nạn!Âu đó cũng là một bài học cho tôi: Chớ vội tin ai, nhất là phụ nữ.


QH. nói: Ð/t muốn nói gì QH. chưa hiểu!


Người đẹp và thông minh như QH. mà chậm hiểu đến thế sao! Vậy thì ra sân bay trực thăng, đi bách bộ một vòng ( khoảng gần hai cây số), suy nghĩ xem. Tôi nói đùa.


Tôi thầm nghĩ: Sao lại có những sự kiện trùng hợp một cách ngẫu nhiên và nó đã đưa đến những di lụy tình cảm - gần như giống nhau - Ðó là vào cuối năm 1945, một phụ nữ bị tai nạn lúc đang làm việc cho lưới của gia đình tôi. Một con cá nhái - một loại cá có mỏ dài (Pacific Sail Fish) nặng khoảng năm kilô (hơn 10 lbs.) bay qua chổ nàng đang đứng và như một mũi tên, cắm vào ngực, phía trên và cách nhủ hoa bên trái chừng 7 phân tây. Nạn nhân đó là cô G. Tôi cấp cứu nàng! Cũng vì những ân tình đó, nàng trở thành vợ chính thức của tôi sau nầy! Lần nầy, một Nốt Ruồi Son, hiện ra cũng giửa ngực - cũng của một cô con gái - nhưng khác hơn lần trước là nó được bảo vệ bởi cái () Nhờ vậy nên tôi không dám có tà ý nào trong tâm trí khi được mục kích một tuyệt tác của tạo hóa!


Thấy tôi ngồi thừ người với dáng điệu suy nghĩ mông lung, nàng tới phía sau, lay vai tôi và hỏi: Anh sao vậy? (Tôi đã nhiều lần nghe câu hỏi nầy nhưng không lần nào tôi trả lời đúng ý nghĩ!)


Tôi đang đối đầu với một nan đề mà tôi nghĩ là sẽ không bao giờ tôi có một giải đáp hợp lý!


QH. hỏi: Em có thể biết và góp ý được không?


Không! Tôi khẳng định. Vì đây là việc riêng của tôi và cũng có thể nói nó là - riêng của gia đình tôi -.


Nàng buồn bả chào tôi để về lại văn phòng.



6. Sau chiến thắng Mõ Tàu, vai trò của QH. nổi bật. Họ không hiểu do đâu, một Nữ Quân Nhân gần như bị lãng quên, nay bổng dưng được nhiều người biết đến! Từ vùng giới tuyến tới Thủ Ðô, qua tin tức của các Ðài Phát Thanh Quốc Gia và Quân Ðội, ai ai cũng biết là nhờ triệt hạ đài quan sát của Cộng quân trên Núi Mõ Tàu (17 cây số Tây Nam Huế) nên Hàng Không Việt Nam mới tái lập các chuyến bay tới Phú Bài. Và QH. là người góp công lao đáng kể cho thành tích đó. Các sư đoàn khác đã so bì là tại sao họ không được ưu đải như sư đoàn X vì vậy tướng NQT, tư lệnh QÐ I muốn QH. về Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn trình bày chi tiết và nếu thuận lợi thì QH. về phục vụ tại Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực của QÐ. để có thể khai thác tối đa hỏa lực yểm trợ cho tất cả lực lượng của Quân Ðoàn. QH. rất bối rối nên trước khi lên trực thăng đi Ðà Nẵng, nàng ghé lại để tham khảo ý kiến của tôi. Chúng ta cũng cần biết rõ một điều là Hạm đội Ðồng Minh họ có nhiệm vụ nhứt định tại Biển Nam Hải. Việc yểm trợ hỏa lực cho Quân Lực VNCH chỉ là phụ và phải được Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương chấp thuận. QH. cứ trả lời theo sự thật về những gì QH. từng làm cả năm nay. Huấn Thị Ðiều Hành Căn Bản (SOP) và Lệnh Căn Bản Truyền Tin thì do tôi giử nên mọi thủ tục thảo luận đều do tôi trực tiếp với Ðồng Minh. Nói tóm lại là QH. chỉ làm theo lệnh của tôi và chỉ trực tiếp chịu trách nhiệm với tôi mà thôi. QH. trình bày y như tôi hướng dẫn.


Thành thật mà nói, trong thâm tâm, tôi rất mong tướng NQT điều động QH.về QÐ để tôi rảnh nợ.


QH. có vẽ bất bình và phàn nàn vì cảm thấy như Quân Ðoàn muốn lấy đi sự ưu đải của Hạm Ðội dành cho sư đoàn X để chia xẻ cho các sư đoàn khác.


Tôi nói đùa: Ngây thơ vừa vừa thôi cô ạ! Người ta dương đông kích tây đấy! Nếu cô mà xấu như ma lem thì tôi tin chắc là không ai quan-trọng-hóa vấn đề nầy đâu!


Thôi đi ông ơi! Ðừng có phịa! Nàng phụng phịu nói.


Tướng NQT rất muốn biết chi tiết nhưng cuối cùng cũng không đạt kết quả.



7. QH. được trường NQN triệu hồi để tường trình thành quả từ ngày tốt nghiệp sĩ quan đến lúc đặc cách vinh thăng đại úy. Ưu và khuyết điểm trong công tác tham mưu và đề nghị bổ túc cho chương trình giảng dạy cho các khóa sắp tới.


Tuy là phần vụ của sĩ quan NQN nhưng dù sao QH. cũng đang phục vụ tại một đại đơn vị được tiếng là ưu việt nên tướng tư lệnh sư đoàn quan ngại và e rằng kiến thức quân sự và tham mưu của nàng không được là bao, có thể gặp khó khăn nếu bị sinh viên đặt những câu hỏi khó, nên ông nhờ cả hai chúng tôi - tôi và đại tá NghL. - giúp soạn thảo phần vấn/đáp và một số biểu đồ làm nổi bật phần thuyết trình.Trước ngày lên đường, QH dượt thử phần thuyết trình đó để chúng tôi bổ khuyết. Nhờ khá thông minh, QH đã tỏ ra như một Thuyết Trình Viên thiện nghệ.


Ba ngày ở Sài gòn gặp dịp Tết Trung thu (Rằm tháng Tám Giáp Dần=30/9/1974) nên trước khi trở về đơn vị nàng mua cho ba chúng tôi, mỗi người một hộp bánh Trung Thu để gọi là quà tạ ơn các đàn anh đã giúp cho cuộc thuyết trình của nàng thành công. Ðiều đáng nói, là trong thời gian lưu lại Sài gòn, nàng may y phục phụ nữ, uốn tóc và có lẽ nhờ cả tiệm trang điểm cho cô dâu cố vấn cách phục sức và trang điểm theo cơ thể và diện mạo của nàng, nên hôm về Huế, nàng là một phụ nữ miền Nam, với vóc dáng yêu kiều và rất là gợi cảm. Lúc nàng đem bánh đến nhà lưu động của tôi, sĩ quan tùy viên tưởng là bà nhà tôi ra có việc gì, nên vào báo với tôi. Vì nàng đứng quay lưng về phía văn phòng của tôi, nên phục sức và vóc dáng mà ngay cả tôi cũng lầm tưởng là nhà tôi thật. Lúc đến gần, thì tôi chưng hửng! Về sau, tôi mới vỡ lẽ là nàng cố tình làm như vậy để “chọc quê” tôi chơi. ngổ ngáo đến như vậy là cùng!


Lỡ bộ, nên tôi đánh trống lãng, xã giao trêu nàng: Tôi đoán không sai một ly ông cụ nào hết! Cũng hay! Ði Sài Gòn kỳ nầy là nhất cử lưởng tiện! Vừa rồi là đám hỏi, chừng nào mới cho chúng tôi uống rượu? Cho tôi xem hình đám hỏi của QH. được không?


QH. chưng hửng, hỏi lại: Tin ở đâu vậy?


Ðùa chút cho vui! Thực thà mà nói, kỳ nầy về lại Huế chắc ít ai còn nhận ra QH.!Với phục sức và dáng điệu hoàn toàn của một cô gái Miền Nam, ngay cả tôi còn lầm (là nhà tôi) huống chi người khác, thỉnh thoảng mới gặp QH một lần! À mà quà cáp gì đó?


Ðược tiếng là con người lịch thiệp mà sao để khách đứng mỏi chưn thế nầy mà không mời vào nhà! Tại xa nhà lâu ngày nên thấy bóng dáng phụ nữ nào đến nhà tôi, tôi cứ tưởng là bà xã ra thăm và mừng thầm là sẽ được khao một chầu nên vội vàng về đây. Nào ngờ, mừng hụt!


Vậy QH. giống chị ở nhà lắm sao? Nàng nheo mắt hỏi! Nhớ vợ và khao khát đến dữ vậy sao? Nhìn gà hóa cuốc, thật là tội nghiệp!


QH vừa hỏi vừa trao cho tôi hộp bánh Trung Thu làm quà.


Tôi hơi ngượng bèn đánh trống lãng, nói cảm ơn nàng và bảo tài xế đưa nàng về nhà. Tôi nói: Xin lỗi, vì tôi đang bận công việc gấp. Tôi có việc quan trọng nên bây giờ tôi phải trở lại văn phòng để tiếp tục làm cho xong.




IV. Di Tản



1. Lệnh bỏ Huế được tung ra, binh biến làm náo loạn thành phố.


Bốn ngày trước khi bỏ rơi Huế, tôi đã âm thầm di tản KC về Ðà Nẵng. Tôi đã đánh lừa Quỳnh Hương: Người nhà điện thoại ra cho Sư Ðoàn rằng mẹ của cô đau nặng. Vậy cô phải về gấp. Tôi điều đình với tòa lãnh sự để Q.H đáp máy bay Air America từ Ðà nẵng về Sài Gòn. Tôi cho trực thăng đưa cô ấy đến phi trường Ðà Nẵng để kịp đáp chuyến bay 4 giờ chiều. Cô về đến nhà thì cả cha mẹ cô đều bình thường nên ngạc nhiên, xuống Hậu Chậm của Quân Ðoàn I, gọi điện thoại cho tôi: Có ai đó đã phao tin nhảm làm cho cô ta lo lắng. Tôi trấn an: “Có thể người ta có hảo tâm giúp cô chớ không ai chịu mất thì giờ để làm chuyện vô ích đâu! Vậy cứ ở nhà và chờ tin.


Ngày 5 tháng 4 năm 1975 Q.H dùng điện thoại Dân Sự - 93951 - gọi nhà vãng lai ở 51 Tú Xương để hỏi thăm những sĩ quan từ Quân Khu 1 về tình hình ở Huế và Ðà Nẵng. Người quản lý cho cô biết là có vài sĩ quan cao cấp tới liên lạc với tướng HvL.Vậy cô có muốn biết chi tiết thì hãy đến gặp họ. Cô liền đến đó và gặp tôi. Trong cơn xúc động, QH. nói: Anh biết là tình hình thế nào cũng sẽ trở nên tồi tệ nên anh đánh lừa để đưa QH. về Sài Gòn trước khi biến cố trầm trọng xảy ra. Tuy ở Sài Gòn nhưng tin đồn thất thiệt đã làm cho em bối rối! Nàng khẩn khoảng mời tôi tới nhà nàng ở Phú Nhuận. Hai chúng tôi cùng lên xe vừa lái xe tôi vừa khuyên nàng:" QH. có hứa với tôi là sẽ bảo mật tối đa được không?


Em hứa! Giờ phút nầy, chúng ta hãy tạm quên những chuyện riêng tư để tâm trí ổn định lo cho đại sự. Nàng vói qua bên phía tôi và bịt miệng tôi không cho tôi nói tiếp. Tôi đang hết sức là ngỡ ngàng thì xe vừa trờ tới trước cổng nhà nàng.Tôi ngừng xe để nàng xuống. Nàng cố mời tôi vào nhà cho biết ba má của nàng tôi khẩn khoảng mải nhưng không được vì nàng nài nỉ quá nên tôi phải chìu theo.


2. Thân sinh của QH. nguyên trước kia là một công chức cao cấp nên tác phong lúc nào vẫn thế. Ông rất niềm nở và cẩn trọng mời tôi ngồi và mời nước. Thân mẫu của QH. Âu hóa hơn nên cách nói chuyện có phần cởi mở hơn. Bà nói: Khi QH. về đến nhà được bình yên, tôi vừa mừng vừa lo. Tôi có bệnh hoạn gì đâu mà sao ai lại tin cho con tôi để nó về thăm. Có lẽ ai đó muốn cho con gái tôi tránh cảnh loạn lạc chăng? (Bà vừa nói vừa chăm chăm theo dỏi phản ứng của tôi). Tôi liền khuyên hai ông bà: Xin ông bà giử kín cho. Tình hình sẽ rất tồi tệ. Ông bà nên nghe lời QH. vì cô ấy rất khôn ngoan để giúp gia đình đối phó. Hy vọng rằng lần tới chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Nói xong tôi cáo từ ra xe. Trên đường đi ra xe, tôi yêu cầu QH. hãy cố gắng liên lạc với trung úy John Miller, tùy viên sứ quán để giúp gia đnh rời khỏi Việt Nam.


Gia đình QH. được đi chuyến bay di tản đầu tiên qua Subic Bay- Phi Luật Tân vào chiều 26- 4- 1975.


3. Năm 1986, tình cờ tôi và chú Lăng ghé vào tiệm bán sách và băng nhạc, ở downtown San José, mua tập cassette nhạc Hạ Uy Cầm của Phạm Mạnh Ðạt, do cô em gái của QH. làm chủ tiệm và bà cụ cũng có mặt ở đó cho có bạn với người con gái. Bà nhìn tôi chăm chăm và xin lổi hỏi: Xin lỗi. Có phải ông là đ/t Thuận Phong? Tôi trả lời: Thưa phải. Nhưng cụ là ai mà biết tôi? Bà rướm nước mắt kể: Con tôi nó nói hết tâm sự của nó cho chúng tôi và chúng tôi dù sao cũng biết ơn ông đã tạo được bước đầu cho cơ hội chúng tôi đi nước ngoài. QH. đã lấy chồng và được một đứa con gái. Chồng cũ của nó là kỷ sư điện toán. Nhưng rồi hạnh phúc bị tan vỡ! Nó làm cho một hãng Mỹ từ ngày nó qua đây. Nếu gặp lại ông, chắc là nó mừng lắm!


Tôi để cho bà nói hết, tôi mới khẩn khoảng: Chẳng qua đó là một cơ may cho gia đình của ông bà đó thôi và xin cụ đừng bao giờ cho QH. biết là tôi có mặt ở đây hôm nay.


4. Một buổi trưa cuối tuần, tháng Sáu 1998, qua điện thoại, một giọng nữ rất Mỹ hỏi: Is Mr. Phong home? Tôi cứ ngỡ là một bà Mỹ nào đó gọi để quảng cáo như đã từng xảy ra trước đây, nên không cần suy nghĩ tôi liền trả lời speaking. Người ở đầu dây bên kia reo lên như vừa trúng số và nói một tràng tiếng Việt như sợ có ai đó chen vô: Ðúng là Ngài đây rồi! Ngài vẫn khỏe mạnh, tôi mong thế. Ngài có nhận ra giọng nói của ai đây không? Hai mươi mấy năm qua rồi còn gì! Phải không? Sao mà trốn kỷ vậy? Sợ đòi child support hả? Ðùa chút thôi!


Qua một loạt các câu hỏi, giọng bổng trầm khác nhau, một giọng Huế lai miền Nam, mà hơn hai mươi năm trước đây, trong gần hai năm liền, cứ mỗi sáng nàng thuyết trình phần yểm trợ hỏa lực cho chúng tôi, giúp tôi nhanh chóng nhớ lại không ai khác hơn là QH.


Tôi không trả lời những câu hỏi mà tôi hỏi lại: QH. và gia đình vẫn bình thường chớ và đang ở đâu vậy? Làm sao cô biết số điện thoại của tôi?


QH nói: cảm ơn anh. QH ở Seattle, Washington State. Cơ may, tới chơi với vợ chồng ông Luật Sư cùng du lịch trên chiếc Holland America với anh chị, ông bà nầy khoe là chuyến đi rất thú vị vì gặp lại được bạn cũ và có thêm bạn mới. Ông ấy đưa ra xấp hình, có mấy tấm chụp chung trong bữa ăn tối với hai vợ chồng anh. Xem một tấm chụp gần, QH nhận ra anh. Mừng quá nên xin địa chỉ và số điện thoại của anh chị. Ðiều đáng mừng vì thấy anh chị đi chơi như vậy chứng tỏ là sức khỏe tốt và sinh hoạt gia đình thoải mái mới được như vậy.


Cảm ơn QH nhiều. Còn gia đình QH thế nào? Ðời sống ra sao? Hy vọng là tất cả đều trên mức bình thường phải không?


Cảm ơn anh. Cuộc sống rồi cũng phải có gia đình. Nhưng mái ấm gia đình đó không tồn tại được lâu dài. Không biết là tại em quá lý tưởng hay là tại chồng em quá ích kỷ? Anh biết không, chồng em đã thổn thức tạ ơn em trong đêm tân hôn là đã đem về cho anh ấy một món hồi môn quý giá nhất, đó là sự trong trắng của người con gái mà không có gì có thể so sánh được, điều mà anh ấy không bao giờ dám nghĩ tới trước khi cưới em. Tuy nhiên, khi anh ấy chạm phải Nốt Ruồi Son trên ngực của em, thì một câu hỏi "Có ai trông thấy cái nầy chưa? “, thật là vụng về và ích kỷ đã hạ thấp lòng tin yêu và ngỡ ngàng của em, nên em giận quá, nói: " Thế mà tôi cứ tưởng anh là một đại trượng phu, quang minh chính đại nhưng nào ngờ anh cũng chỉ là một phường” phàm phu tục tử” quan trọng hóa trinh tiết để xem nhẹ phẩm giá của vợ mình. Giả như tôi đã bị ai làm hoan ố trước khi về với anh thì có lẽ anh đã uất ức tống cổ tôi ra khỏi phòng hoa chúc rồi phải không? Tai nạn tại nhà ông bà Phán năm nào, đó không phải là trường hợp tự nguyện. (Xem Nốt Ruồi son ở trang 15).


Bây giờ em đang sống với đứa con gái duy nhứt: Diễm Hương. Nó học năm thứ hai về Public Relation/ Giao tế & Kinh doanh ở Seattle.


Nói cho cùng, gần hai năm làm việc bên anh, những đức tính của anh, thông minh, kiên nhẩn và cương nghị, rất là hiếm thấy nơi những người đàn ông khác!


Tôi nghĩ là cuộc đời của con người đã đối đầu với những trở lực không cách nào giải quyết được từ phút đầu thì một khi nó trở thành dấu ấn trong tâm tư rồi thì về sau, nhìn đâu mình cũng thấy đầy khó khăn, chán chường. Một niềm an ủi còn lại cho nàng là Diễm Hương. Hy vọng nó học thành tài, có việc làm tốt, lập gia đình để mẹ con hôm sớm với nhau!


Tôi cũng hỏi thăm và gởi lời chào ông bà thân sinh của QH và được biết họ già yếu nhưng tích tụ nhiều buồn phiền nên không được khỏe.


Chào nhau trong thông cảm vậy!


*


* *


V. Queen Bee là ai?



1. Quỳnh Hương thuộc một gia đình công giáo khá giả nhưng đã định cư tại Ðà Lạt từ lâu vì mẹ cô ấy dạy học ở Couvent des Oiseaux. Thân sinh của cô là công chức cao cấp của Tham Mưu Biệt Bộ Hoàng Triều Cương Thổ nên sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại bị truất phế, ông bị đổi về Bộ Nội Vụ ở Sài gòn, nên gia đình phải tái định cư tại đó. Mẹ cô ấy được phiên chế về dạy tại trường Gia Long. Phong thanh, tôi được biết Quỳnh Hương bị cha mẹ cấm đoán không cho cô ấy làm quen với thanh niên nào ngoại đạo. Ông bà đã không tiếc lời hạ thấp họ để cho QH nản lòng. Nàng muốn phân trần phải trái để cho thân phụ của nàng không nên kỳ thị tôn giáo nhưng không ngờ ông đã đánh đập và đuổi nàng ra khỏi nhà! Bị chúng bạn riễu cợt vì gia đình phong kiến nên cô buồn quá, tình nguyện thi nhập học sĩ quan Nữ Quân Nhân. Ra trường với cấp bậc thiếu úy và tình nguyện phục vụ tại Huế. Cô ta về ở nhà người bà con trong khu vực nhà thờ Phú Cam. Cô thăng cấp trung úy sau khi đủ thâm niên hai năm cấp bậc. Cô khá thông minh và hiền lành. Con nhà gia giáo nên ăn nói rất chửng chạc và lễ độ. Ðức tính tốt của cô là rất tận tụy làm việc và kiên nhẩn học hỏi. Cô được bổ nhiệm giử chức vụ Sĩ quan Ðiều Hợp Yểm Trợ Hỏa Lực Bộ Không (Ground Air Tactical Fire Support Coordinator Officer) trước khi tôi đáo nhậm sư đoàn nầy.


Vì khắc nghiệt của cha mẹ, đem tôn giáo làm làm một bức tường, ngăn cấm con những điều gần như phi lý, để con phải lâm vào một hoàn cảnh bi đát. Nhưng rồi thì chính người con nầy đã cứu gia đình qua cơn binh lửa. Cuối cùng, tại Mỹ, cha mẹ cũng phải chấp nhận sự tự do kết hôn! Hạnh phúc hay không, không ai biết, nhưng cái giá người con gái phải trả là cả mười năm đau khổ vì tình duyên ngang trái. Không biết cha mẹ của nàng có thực sự hối hận hay không?



2. QH. đã tâm sự với một người bạn vừa mới quen (bà M. nhân dịp bà về Huế) mà nàng nghĩ rằng thế nào những nổi niềm riêng của nàng thế nào cũng đến tai người trong cuộc:


Thật là oan nghiệt cho cuộc đời người con gái có đạo như tôi! Cha mẹ tôi không chấp nhận cho tôi được làm quen với người ngoại đạo, nên buồn cho số phận, tôi thi vào trường sĩ quan và sau khi tốt nghiệp, tôi tình nguyện phục vụ tại tuyến đầu lửa đạn nầy, hy vọng với công việc, lâu dần tôi sẽ nguôi ngoai. Nào ngờ, tôi chưa hoàn toàn thoát khỏi chuyện buồn trước đây thì lại vướng mắc một tội lỗi tày trời khác là để tâm yêu một người có gia đình và tuổi tác bằng cha chú của mình! Có lẽ ông ta cũng nhạy cảm và ít nhiều biết được điều oái oăm đó. Tuy không nói ra, nhưng ông ta cũng đã tỏ ra cố tránh gặp mặt tôi. Trái lại, nhiều cơ duyên cứ đến với tôi để gặp ông ta!(Cũng có thể vì thầm yêu ông ta mà tôi cứ như tìm gặp ông ta không chừng!) Tôi biết điều đó là trái - cả đạo lẫn đời - nên mỗi sáng, tôi đi nhà thờ để cầu nguyện cho linh hồn được cứu rỗi, nhưng cho tới nay, dường như sa đọa vẫn nặng nề hơn! Tôi chưa biết phải tính sao?"


*

* *


VI . Kết



Phong thành thật nói: Tôi cảm ơn Thượng Ðế đã an bài đúng lúc! Nhờ biến cố ngày 30 tháng



Tư 1975. mà tôi thoát được hai tai nạn:


1- Thoát được cảnh tù đày - dù cho Miền Nam còn hay mất - vào tay Cộng Sản, và


2- Ðoạn lìa mối tình vong niên của QH.


Thế bây giờ anh đã thực sự tỉnh táo. Vậy anh có nhìn nhận sự phân tích của QH. là do anh tạo ra hoàn cảnh, môi trường và cơ hội để cho tình yêu của cô ấy nẩy nở; và anh có chấp nhận hậu quả đó hay không? Thịnh hỏi.


Nhấm một ngụm nước trà như để nén cơn xúc động, Phong từ tốn đáp: Thú thật với anh, tôi không đủ can đảm để nhìn về quá khứ đó. Tôi chủ quan và đã không bao giờ ngờ! Nhiều khi sự tình đó nó vụt trở về với tôi nhưng tôi vẫn mơ hồ, không thể nào xác định được là lúc đó tôi có ý đồ nào liên hệ tới tình cảm hay không. Nhưng tôi tự xét là tôi không hề có ý “chiếm hữu” nàng.


Tình hình luôn luôn sôi động và mình phải thực sự tỉnh táo để đối phó. Có thể lúc thi hành nhiệm vụ, tôi đã rất tế nhị với mọi người, để có thể huy động tinh thần của họ, để cùng tôi hoàn thành nhiệm vụ cho có kết quả.


Dẩu sao thì mọi khổ lụy của QH. phải gánh chịu cả chục năm trời - không trực tiếp thì cũng gián tiếp - tôi cũng phải gánh phần nào trách nhiệm chứ!


LẬP ÐÔNG MẬU DẦN


GIÁNG SINH 1998


Video Minh họa - Chuyện Tình Hoa Trắng - Ca sĩ Như Quỳnh